Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  70
 Số lượt truy cập :  34079910
Giống lúa lai Trung Quốc chính thức phá kỷ lục năng suất thực tế

Với năng suất thực tế đạt 12,5 tấn/ha, nhà khoa học lúa Yuan Longping đã phá vỡ kỷ lục thế giới về năng suất lúa sớm vụ kép. Đây là một bước tiến lớn trong kế hoạch sản xuất lúa sớm vụ kép tại miền Nam Trung Quốc. Dự án này được triển khai từ năm 2015, được tổ chức bởi Phòng Nông nghiệp tỉnh Quảng Đông. Mục tiêu của dự án là đạt năng suất 22,5 tấn/ha cho lúa sớm vụ kép trong vòng 3 năm.

 

Với năng suất thực tế đạt 12,5 tấn/ha, nhà khoa học lúa Yuan Longping đã phá vỡ kỷ lục thế giới về năng suất lúa sớm vụ kép. Đây là một bước tiến lớn trong kế hoạch sản xuất lúa sớm vụ kép tại miền Nam Trung Quốc.

 

Dự án này được triển khai từ năm 2015, được tổ chức bởi Phòng Nông nghiệp tỉnh Quảng Đông. Mục tiêu của dự án là đạt năng suất 22,5 tấn/ha cho lúa sớm vụ kép trong vòng 3 năm.

Năm 2015, năng suất trung bình lúa sớm là 10,5 tấn/ha và năng suất trung bình lúa muộn là 11,4 tấn/ha. Tổng năng suất của cả hai vụ là 21,9 tấn/ha, chỉ thấp hơn 0,6 tấn/ha so với mục tiêu.

Theo Luo Xiwen, một nhà nghiên cứu tại Học viện Kỹ thuật Trung Quốc, năng suất lúa muộn thường cao hơn năng suất lúa sớm tại Quảng Đông. Khi nào năng suất lúa sớm vượt 11,2 tấn/ha thì nông dân sẽ đạt mục tiêu nói trên. Tuy nhiên, thành công của dự án vẫn phụ thuộc vào năng suất vụ lúa muộn.
 
Các chuyên gia tin rằng câu trả lời nằm ở chất lượng giống tốt hơn, kỹ thuật canh tác tốt hơn và cơ hội tốt hơn. Những yếu tố này sẽ cải thiện cả năng suất lẫn chất lượng lúa.

Dự án tại Xingning là dự án canh tác thứ 5 liên quan đến lúa lai siêu năng suất được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu của ông Yuan Longping, và là dự án đầu tiên, cũng là duy nhất đến nay tập trung vào vụ lúa kép (double-season rice).

Gần đây, dân số thế giới đã đạt 7 tỷ người và dự đoán sẽ đạt 8 tỷ người vào năm 2030. Để cung ứng thực phẩm cho dân số lớn như vậy, lúa lai năng suất cao sẽ là nhu cầu thiết yếu. Một nửa dân số thế giới tiêu dùng gạo trong thực đơn hàng ngày và 60% người dân Trung Quốc coi gạo là thực phẩm thiết yếu. Do đó, theo ông Yuan, năng suất cao sẽ đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo anh ninh lương thực trong tương lai.

Ông Yuan cũng chỉ ră rằng dân số tăng lên trong khi đất nông nghiệp giảm đi, nên cahcs duy nhất để đảm bảo nguồn cung thực phẩm toàn cầu là tăng năng suất trên mỗi đơn vị diện tích thông qua công nghệ hiện đại, bao gồm công nghệ tập trung vào bảo tồn nguồn nước, sử dụng tối ưu phân bón, canh tác đất đai và cải thiện chất lượng giống.

Trong số các yếu tố này, ông Yuan chỉ ra phương pháp hiệu quả và kinh tế nhất là cải thiện chất lượng giống. Đây cũng là nguyên nhân chính trong tăng sản lượng lúa trong thập kỷ qua.
 
Mard theo People’s Daily Online

 

Trở lại      In      Số lần xem: 1810

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD