Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  47
 Số lượt truy cập :  34076464
Gỡ nút thắt cho ngành mía đường miền Trung (tiếp theo)

Làm mới cây mía, hạt đường - Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, gần đây, ngành mía đường cả nước gặp rất nhiều khó khăn, nhất là chi phí sản xuất chưa hợp lý, sản phẩm vẫn chỉ ở thị trường trong nước, chưa vươn ra thị trường toàn cầu. Nhiều doanh nghiệp trong ngành mía đường ở miền trung đang có những giải pháp ứng phó kịp thời, không những đã trụ vững trên thị trường, mà còn tạo bước đột phá trong sản xuất, kinh doanh.

Bài 2: Làm mới cây mía, hạt đường - Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, gần đây, ngành mía đường cả nước gặp rất nhiều khó khăn, nhất là chi phí sản xuất chưa hợp lý, sản phẩm vẫn chỉ ở thị trường trong nước, chưa vươn ra thị trường toàn cầu. Nhiều doanh nghiệp trong ngành mía đường ở miền trung đang có những giải pháp ứng phó kịp thời, không những đã trụ vững trên thị trường, mà còn tạo bước đột phá trong sản xuất, kinh doanh.

 

Còn nhiều “nút thắt”

 

Có nhiều nguyên nhân khiến ngành mía đường miền trung sản xuất bấp bênh, thiếu tính bền vững. Đó là nền nông nghiệp xuất phát lạc hậu, sản xuất manh mún, áp dụng khoa học-kỹ thuật còn hạn chế, chi phí thu hoạch, vận chuyển cao, trong khi đó giá mía nguyên liệu chiếm 70% - 80% giá thành sản xuất đường đã ảnh hưởng đến sức cạnh tranh.

 

Việc một số nông dân phá bỏ ruộng mía là biểu hiện rõ nét nhất về sự suy thoái của ngành đường. Thực trạng này khiến các doanh nghiệp ngành đường ở miền trung lo lắng do thiếu nguyên liệu hoạt động dẫn tới những nhà máy nhỏ, nội lực kém phải đóng cửa. Tại vùng nguyên liệu của Nhà máy đường Ninh Hòa (Khánh Hòa) đang kỳ thu hoạch, chị Đặng Thị Thu ở Thôn Bắc, xã Ninh Tân, Ninh Hòa cho biết: “Gia đình có bốn ha mía, năm trước, thời tiết thuận lợi năng suất được 70- 80 tấn/ha, lãi cả trăm triệu đồng. Năm nay khô hạn, ít mưa, chỉ đạt 35- 40 tấn/ha, lỗ vốn nặng cho nên không đầu tư cây mía”.

 

Tỉnh Khánh Hòa có khoảng 19.000 ha mía, nhưng chỉ khoảng 10% diện tích có thể chủ động được nước tưới cho nên năng suất mía đạt thấp. Công ty CP Đường Bình Định (BISUCO) cũng đang gặp nhiều khó khăn, chưa có vùng nguyên liệu mía ổn định. Ngành nông nghiệp tỉnh đang phối hợp với BISUCO thực hiện phát triển vùng chuyên canh mía, nhưng nông dân chưa mặn mà, vì thấy hiệu quả kinh tế thấp. UBND tỉnh Bình Định xây dựng đề án phát triển vùng nguyên liệu mía thâm canh đến năm 2020 với hơn 6.000 ha, nhưng rất khó thực hiện, bởi diện tích mía tại các địa phương đã và đang giảm mạnh.

 

Sản xuất đường RS tại Nhà máy đường Phổ Phong (Đức Phổ, Quảng Ngãi).

 

Vụ mía năm 2014-2015, tỉnh Phú Yên phấn đấu nâng năng suất mía bình quân lên 70 tấn/ha, nhưng cũng chỉ đạt 63,6 tấn/ha. Là một trong những “đại gia” có diện tích mía lớn nhất nhì tỉnh Phú Yên, ông Hà Châu Ánh vừa tự tin, vừa lo ngại, nói: “Khi nông dân đã có máy móc hiện đại rồi thì không sợ nữa, nhưng nếu Nhà nước không ngăn chặn được đường nhập lậu tràn lan, thì sắp tới ngành mía đường trong nước và trong tỉnh Phú Yên sẽ bấp bênh, người trồng mía gặp phải nhiều khó khăn”.

 

Nhiều ông “chủ mía” trên những cánh đồng mía mẫu lớn ở Quảng Ngãi cho biết: Hiện nay bà con ở đây đang mở rộng diện tích trồng mía theo hướng thâm canh trên cánh đồng mẫu lớn, áp dụng đồng bộ cơ giới hóa vào sản xuất có hiệu quả. Tuy nhiên, cái khó là chính quyền địa phương ít quan tâm đến cây mía. Do đó, khi chúng tôi họp đề xuất ý kiến xin đấu giá, góp đất và chuyển đổi cây trồng cạn năng suất thấp sang trồng mía chuyên canh thì không được giải quyết. Có khi nông dân tham gia trồng mía theo dự án của Nhà máy đường hỗ trợ mô hình “khởi nghiệp nông thôn” thì cũng bị một số cán bộ xã không đồng tình, làm cho bà con nản lòng…

 

Cần tháo gỡ kịp thời

 

Chương trình sản xuất một triệu tấn đường đã hoàn thành và đang hướng tới hai triệu tấn đường vào năm 2020, phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Để đạt được mục tiêu này, ngành mía đường Việt Nam nói chung và miền trung nói riêng cần tháo gỡ "nút thắt" kịp thời, có bước đột phá về sản xuất mía đường trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

 

Trước hết, ngành mía đường tập trung công tác quy hoạch phù hợp vùng chuyên canh cây mía để đạt được chỉ tiêu năng suất từ bảy đến tám tấn đường/ha. Theo Tổng Giám đốc Công ty CP Đường Quảng Ngãi Võ Thành Đàng: Công ty đã thực hiện hiệu quả ba chương trình sinh học hóa, hóa học hóa và cơ giới hóa để đưa tiến bộ khoa học vào đồng ruộng, phấn đấu tăng tỷ lệ cơ giới hóa đồng bộ vào đồng mía lên 80 - 90% diện tích để đạt năng suất mía bình quân 100 - 120 tấn/ha, giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành nguyên liệu mía, đồng thời có kế hoạch đầu tư 3.000 tỷ đồng nâng công suất Nhà máy đường An Khê từ 12.000 lên 18.000 tấn mía/ngày vào năm 2017 để nâng cao năng lực chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có (đường RS) và sản xuất đường tinh luyện cao cấp RE. Cũng theo ông Đàng, Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan cần xây dựng các cơ chế chính sách dành quỹ đất trồng lúa kém hiệu quả chuyển sang trồng mía. Ngoài ra, trong chính sách khuyến nông, cây mía cũng được quan tâm như các loại cây trồng khác và đưa các chính sách này về các huyện, xã hướng dẫn cho nông dân thực hiện. Nhà máy phải đưa cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất, giảm tổn thất sau thu hoạch và ứng dụng giống mới phù hợp với từng vùng để đạt chất lượng năng suất cao.

 

Còn theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Lê Văn Trúc, tỉnh đang triển khai thực hiện mạnh các mô hình cánh đồng mẫu lớn trên diện tích hơn 300ha, năng suất từ 90 đến 120 tấn/ha. Tỉnh kêu gọi các nhà máy hỗ trợ vốn cho nông dân đầu tư thiết bị cơ giới hóa vào canh tác mía nhằm nâng cao năng suất, giảm áp lực lao động. Bên cạnh đó, ngoài việc tập trung tái cơ cấu trồng mía theo hướng phát triển sản xuất quy mô lớn, gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi, tỉnh sẽ kiến nghị Chính phủ sớm hình thành Quỹ bình ổn giá cho sản phẩm đường theo Luật Giá năm 2012; đồng thời cho phép các doanh nghiệp chế biến mía đường được hạch toán chi phí đầu tư hạ tầng vùng nguyên liệu vào giá thành.

 

Ông K.V.S.R.Xu-bai-a, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Công nghiệp KCP Việt Nam (100% vốn Ấn Độ) cho rằng, để đứng vững khi tham gia TPP, ngoài việc đầu tư nâng công suất nhà máy để giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm đường, doanh nghiệp còn đặc biệt chú trọng đến chế biến các sản phẩm sau đường và tiếp tục có những chính sách hỗ trợ đầu tư cho nông dân thâm canh tăng năng suất mía. Về phía nông dân, cần tích cực hơn trong phối hợp, gắn kết với công ty thực hiện tốt các chính sách đề ra. Có như vậy, cả doanh nghiệp và nông dân mới tồn tại và phát triển bền vững trong mọi điều kiện.

 

Việc ngành mía đường miền trung chủ động các biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, hợp tác toàn diện với nông dân trong tiết giảm chi phí sản xuất mía nguyên liệu được đánh giá là những biện pháp tích cực giúp nông dân gắn bó với cây mía, đồng thời các công ty cũng có thể chủ động trong thời kỳ hội nhập hiện nay. Trong kinh doanh thương mại, các doanh nghiệp cần đổi mới phương thức buôn bán đường bằng những hình thức thương mại hiện đại như thị trường giao sau, hợp đồng ưu đãi. Nhà nước cần tăng cường quản lý xuất, nhập khẩu đường thông qua các chính sách hạn ngạch linh hoạt nhằm điều chỉnh tốt quan hệ cung-cầu trong nước, bảo đảm lợi ích của nhà sản xuất và người tiêu dùng; ngăn chặn hiệu quả đường nhập lậu tại các cửa khẩu biên giới, có các biện pháp hiệu quả bảo vệ ngành đường trong nước trước những yếu tố cạnh tranh không lành mạnh. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ xây dựng hạ tầng giao thông, thủy lợi… cho các vùng trồng mía tập trung; hỗ trợ các doanh nghiệp đường đầu tư sản xuất các mặt hàng từ phụ phẩm mía đường (điện bã mía, xăng sinh học, phân bón...) để đa dạng hóa sản phẩm.

 

Trong quá trình tái cấu trúc lại ngành nông nghiệp, ngành mía đường miền trung cần gắn chặt bốn nhà (Nhà nước, nhà máy, nhà khoa học và nhà nông), tạo bước đột phá trong sản xuất mía đường. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần tập trung xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định về sản xuất và kinh doanh mía đường, tạo nên hành lang pháp lý điều chỉnh các hoạt động sản xuất và kinh doanh mía đường, giúp ngành đường vượt qua thách thức, phát triển ổn định, bền vững.

 

MINH TRÍ, TRỊNH KẾ - nhandan.

Trở lại      In      Số lần xem: 1177

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD