Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  67
 Số lượt truy cập :  34082711
Hiệu lực phòng trừ rầy nâu hại lúa của chế phẩm sinh học chứa nấm xanh Ometar tại Long An và Tiền Giang

Nghiên cứu này nhằm bổ sung thông tin khoa học cho những nỗ lực phát triển kỹ thuật phòng trừ rầy nâu hợp lý và ít tác động xấu đến môi trường, nhằm hướng đến giải pháp sản xuất lúa bền vững theo tiêu chuẩn GAP (Good Agricutural Practices – sản xuất nông nghiệp tốt) tại Long An, Tiền Giang và các địa phương có điều kiện tương tự ở ĐBSCL.

Nghiên cứu này nhằm bổ sung thông tin khoa học cho những nỗ lực phát triển kỹ thuật phòng trừ rầy nâu hợp lý và ít tác động xấu đến môi trường, nhằm hướng đến giải pháp sản xuất lúa bền vững theo tiêu chuẩn GAP (Good Agricutural Practices – sản xuất nông nghiệp tốt) tại Long An, Tiền Giang và các địa phương có điều kiện tương tự ở ĐBSCL.



Chế phẩm sinh học chứa nấm xanh Ometar.

 

Rầy nâu (Nilaparvata lugens) là đối tượng gây hại chính trong sản xuất lúa ở Nam bộ. Bên cạnh biện pháp phòng trừ phổ biến bằng thuốc hóa học thì biện pháp sinh học, sử dụng nấm Metarhizium anisopliae (nấm xanh), là rất tích cực và đã có một số thành công nhất định. Nghiên cứu này được thực hiện trong chuỗi các biện pháp kỹ thuật phòng trừ rầy nâu hợp lý và bền vững, hướng đến giải pháp sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GAP (Good Agricutural Practices) ở đồng bằng sông Cửu Long. Thí nghiệm hiệu lực phòng trừ rầy nâu hại lúa được bố trí theo khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD), lặp lại 3 lần với 6 công thức, thực hiện trên giống lúa cổ truyền Tài Nguyên và giống lúa cải tiến OM4900. Kết quả nghiên cứu tại Long An và Tiền Giang cho thấy: tác động của thuốc phòng trừ sinh học đến biến động mật độ số rầy nâu trên giống lúa cổ truyền và giống lúa cải tiến là tương đồng nhau nhưng hiệu quả sử dụng trên giống lúa cải tiến tốt hơn. Thuốc sinh học được phun lặp lại lần 2 có hiệu lực phòng trừ tốt hơn so với chỉ phun 1 lần, nhất là trong vụ sản xuất có áp lực rầy nâu cao. Hiệu lực phòng trừ rầy nâu hại lúa của thuốc sinh học chứa nấm xanh (Metarhizium anisopliae) Ometar chỉ được thể hiện rõ ở thời điểm 7 ngày sau phun và tốt nhất từ 14 đến 21 ngày sau phun; ở thời điểm 14 ngày sau khi phun thuốc, nấm xanh có hiệu lực phòng trừ rầy nâu tương đương thuốc hóa học và cao hơn sau đó.

 

Hiệu lực phòng trừ rầy nâu hại lúa của thuốc sinh học chứa nấm xanh (Metarhizium anisopliae) Ometar 1,2 X 109 bt/g chỉ được thể hiện rõ ở thời điểm 7 ngày sau phun và tốt nhất từ 14 đến 21 ngày sau phun; ở thời điểm 14 ngày sau khi phun, thuốc sinh học Ometar có hiệu lực phòng trừ rầy nâu tương đương thuốc hóa học và cao hơn sau đó.

 

Tác động của thuốc phòng trừ sinh học đến biến động mật độ số rầy nâu trên giống lúa cổ truyền giống lúa cải tiến là tương đồng nhau, nhưng hiệt quả sử dụng trên giống lúa cải tiến tốt hơn. Thuốc sinh học Omerta được phun lặp lại lần 2 có hiệu lực phòng trừ rầy tốt hơn so với chỉ phun 1 lần, nhất là trong vụ sản xuất có áp lực rầy nâu cao.

 

ntbtra- Canthostnews, theo Tạp chí NN & PTNT.

 

Trở lại      In      Số lần xem: 1900

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD