Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  16
 Số lượt truy cập :  33464561
Hiệu quả của phương pháp siêu khích thích lên sự biểu hiện của gen liên quan đến khả năng rụng trứng, chất lượng noãn và sự phát triển phôi ở bò

Siêu bài noãn và cấy chuyển phôi đã được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi bò. Trong thập kỷ qua, phác đồ siêu kích thích gây động dục đồng loạt đã giúp quản lý và cố định được thời gian GTNT, ở các giống bò Zebu (Bos indicus) và giống bò châu Âu (Bos taurus).

Siêu bài noãn và cấy chuyển phôi đã được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi bò. Trong thập kỷ qua, phác đồ siêu kích thích gây động dục đồng loạt đã giúp quản lý và cố định được thời gian GTNT, ở các giống bò Zebu (Bos indicus) và giống bò châu Âu (Bos taurus). Có bằng chứng cho rằng việc bổ sung kích thích tố LH (LH ngoại sinh hoặc huyết thanh ngựa chửa (eCG)) vào ngày cuối cùng của phát đồ kích thích, được gọi là “phát đồ P-36” để cố định thời gian GTNT, có thể gây tăng số lượng phôi so với phát đồ thông thường dựa trên việc phát hiện động dục.

 

Tuy nhiên, kết quả mâu thuẫn với việc sử dụng các hormone kích thích thụ thể LH (LHR), điều này đã thúc đẩy nhóm tác giả tiến hành tìm hiểu vai trò của LH và các thụ thể của nó lên khả năng rụng trứng, chất lượng noãn bào và phôi ở bò gây siêu kích thích.

 

Thí nghiệm gần đây đã chỉ ra rằng việc gây kích thích bằng FSH tăng sự biểu hiện mRNA của LHR và thụ thể angiotensin AT2 trong tế bào hạt ở nang có đường kính > 8 mm. Ngoài ra, FSH làm giảm biểu hiện mRNA của yếu tố tăng trưởng biệt hóa 9 (GDF9) và protein sinh xương 15 (BMP15) trong tế bào trứng, nhưng làm tăng sự biểu hiện của cả các tế bào cumulus, mà không làm giảm khả năng hình thành phôi nang.

 

Dù kết quả cho thấy việc gây siêu kích thích bằng FSH không gây phương hại chất lượng noãn bào, nhưng cũng cần nghiên cứu bổ sung thêm để điều tra tác động của việc gây siêu kích thích lên chất lượng phôi và khả năng tồn tại. Ngoài ra, các thí nghiệm so sánh tế bào và phân tử ảnh hưởng từ việc thêm eCG trong phát đồ P-36 đang được tiến hành để làm sáng tỏ những tác động của các phát đồ gây siêu kích thích lên số lượng phôi.

 

Lược dịch: ThS. Hồ Quế Anh

 

Nguồn: Effect of superstimulatory treatments on the expression of genes related to ovulatory capacity, oocyte competence and embryo development in cattle.

Ciro M. Barros, Rafael A. Satrapa, Anthony C. S. Castilho, Patrícia K. Fontes, Eduardo M. Razza, Ronaldo L. Ereno and Marcelo F. G. Nogueira.

Reproduction, Fertility and Development 25(1) 17-25 http://dx.doi.org/10.1071/RD12271
Published: 4 December 2012
.

Trở lại      In      Số lần xem: 1165

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD