Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  44
 Số lượt truy cập :  34072878
Hóa chất nông nghiệp phổ biến làm hại sức khỏe của ong mật

Ong mật thương mại dùng để thụ phấn cho cây trồng đang tiếp xúc với nhiều loại hóa chất nông nghiệp, trong đó có cả thuốc diệt nấm phổ biến mà làm giảm khả năng của ong trong việc chống lại một ký sinh trùng độc hại, theo một nghiên cứu mới của các nhà nghiên cứu tại Đại học Maryland và Bộ Nông nghiệp Mỹ cho thấy.

Nghiên cứu đầu tiên về điều kiện trong thế giới thực đối với ong mật thụ phấn cho cây trồng

 
honey bees.jpg
 Chú thích: Trong một nghiên cứu về điều kiện trong thế giới thực mà ong mật gặp phải khi chúng đang thụ phấn cho cây trồng, các nhà nghiên cứu đã thu thập phấn hoa từ các tổ ong thương mại ở các cánh đồng ở Đông Bắc Mỹ. Tấm ảnh chụp các nhà khoa học đang lấy mẫu phấn hoa từ ong thụ phấn cho cây việt quất ở Maine. Ảnh: Michael Andree
 
 

Ong mật thương mại dùng để thụ phấn cho cây trồng đang tiếp xúc với nhiều loại hóa chất nông nghiệp, trong đó có cả thuốc diệt nấm phổ biến mà làm giảm khả năng của ong trong việc chống lại một ký sinh trùng độc hại, theo một nghiên cứu mới của các nhà nghiên cứu tại Đại học Maryland và Bộ Nông nghiệp Mỹ cho thấy.

 

Nghiên cứu, được công bố trên tạp chí trực tuyến PLOS ONE, là phân tích đầu tiên về điều kiện trong thế giới thực mà ong mật gặp phải khi chúng thụ phấn cho một loạt các loại cây trồng, từ táo cho đến dưa hấu.

 

Các nhà nghiên cứu thu thập phấn hoa từ tổ ong mật ở các cánh đồng từ Delaware cho đến Maine. Họ đã phân tích các mẫu để tìm ra loại thực vật có hoa nào là nguồn phấn hoa chính của các ong và những loại hóa chất nông nghiệp nào bị trộn lẫn với phấn hoa. Các nhà nghiên cứu cho ong khỏe mạnh ăn các mẫu phấn hoa trộn lẫn với thuốc trừ sâu, để kiểm tra khả năng chống lại Nosema ceranae của chúng - một ký sinh trùng trên ong mật trưởng thành liên quan đến một hiện tượng gây chết ong gọi là rối loạn sụp đổ bầy đàn.

 

Trung bình, các mẫu phấn hoa có 9 hóa chất nông nghiệp khác nhau, bao gồm thuốc diệt nấm, thuốc diệt côn trùng, thuốc diệt cỏ và thuốc diệt mạt. Mức độ dưới mức độc hai của nhiều loại hóa chất nông nghiệp đều hiện diện trong tất cả các mẫu, trong đó có một mẫu có chứa 21 loại thuốc trừ sâu khác nhau. Thuốc trừ sâu được phát hiện thường xuyên nhất trong phấn hoa của ong là thuốc diệt nấm chlorothalonil, được sử dụng trên táo và các cây trồng khác, và thuốc diệt côn trùng fluvalinate, được người nuôi ong sử dụng để phòng ngừa mạt Varroa, ký sinh trùng phổ biến ở ong mật.

 

Kết quả đáng ngạc nhiên nhất của nghiên cứu cho thấy, những con ong khi ăn các mẫu phấn hoa thu thập có chứa chlorothonatil thì khả năng bị nhiễm Nosema cao hơn gấp 3 lần so với những con ong không tiếp xúc với hóa chất này, Jeff Pettis, trưởng nhóm nghiên cứu của Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Ong thuộc Bộ Nông Nghiệp Mỹ và là tác giả chính của nghiên cứu cho biết. Các thuốc diệt  mạt được sử dụng để kiểm soát mạt Varroa cũng làm hại tới khả năng chống chọi lại bệnh của ong.

 

Người nuôi ong biết rằng họ đang đánh đổi khi sử dụng thuốc diệt mạt. Hóa chất làm hại hệ miễn dịch của ong, nhưng thiệt hại dù sao cũng ít hơn nếu các con mạt này không được kiểm soát, nhà nghiên cứu tại Đại học Maryland, Dennis vanEngelsdorp, tác giả chính của nghiên cứu, giải thích. Tuy nhiên, việc nghiên cứu phát hiện ra rằng thuốc diệt nấm phổ biến có thể gây hại cho ong ở liều lượng được sử dụng trong thực tế là một điều mới, và cho thấy có sự thiếu hụt trong các quy định hiện hành, ông cho hay.

 

"Chúng tôi nghĩ rằng các loại thuốc diệt nấm không ảnh hưởng tiêu cực đến ong, bởi vì chúng không được tạo ra với  mục đích diệt côn trùng," vanEngelsdorp giải thích. Các quy định của liên bang Mỹ hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu trong lúc côn trùng thụ phấn đang đi tìm thức ăn, ông cho biết, "nhưng không có hạn chế nào như vậy đối với thuốc diệt nấm, vì vậy bạn thường sẽ thấy người ta vẫn phun thuốc diệt nấm trong khi ong đang đi kiếm thức ăn trên cây trồng. Phát hiện này cho thấy rằng chúng ta phải xem xét lại chính sách đó."

 

Trong một phát hiện bất ngờ khác, hầu hết các loại cây trồng mà ong thụ phấn dường như cung cấp cho tổ ong ít chất dinh dưỡng. Ong mật thu thập phấn hoa để đem về tổ và nuôi ong con. Nhưng khi các nhà nghiên cứu thu thập phấn hoa từ ong đang đi kiếm thức ăn trên các cây trồng bản địa của Bắc Mỹ như việt quất và dưa hấu, thì họ phát hiện thấy phấn hoa đến từ các thực vật có hoa khác trong khu vực, chứ không phải từ các loại cây trồng này. Điều có có lẽ là do ong mật – loài đã tiến hóa ở Thế giới Cũ - không đạt hiệu quả khi thu thập phấn hoa từ các cây trồng ở Thế giới Mới, mặc dù chúng có thể thụ phấn cho các loại cây trồng này.

 

Kết quả của nghiên cứu không liên quan trực tiếp với tình trạng rối loạn sụp đổ bầy đàn, một hiện tượng đến nay vẫn chưa giải thích được khi toàn bộ đàn ong mật đột nhiên chết. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng, kết quả của nghiên cứu làm sáng tỏ nhiều yếu tố tạo ra sự căng thẳng cho các quần thể ong mật.

 

Xem thêm tại http://www.eurekalert.org/pub_releases/2013-07/uom-cac071913.php

 

Thanh Vân - Dostdongnai, Theo Eurekalert.

Trở lại      In      Số lần xem: 1100

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD