Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  57
 Số lượt truy cập :  34078562
Kali-chiếm 30,3% lượng phân bón nhập khẩu

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, hai tháng đầu năm 2014, cả nước đã nhập khẩu 488,3 nghìn tấn phân bón các loại, trị giá 153,8 triệu USD, giảm 7,5% về lượng và giảm 30,9% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, hai tháng đầu năm 2014, cả nước đã nhập khẩu 488,3 nghìn tấn phân bón các loại, trị giá 153,8 triệu USD, giảm 7,5% về lượng và giảm 30,9% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

 

Trong những chủng loại phân bón được nhập về trong hai tháng đầu năm nay có Kali, DAP, Ure và NPK, trong đó Kali là chủng loại được nhập về nhiều nhất, chiếm 30,3% thị phần, tương đương với 148,2 nghìn tấn, trị giá 51,8 triệu USD.

 

Phân Kali được nhập về từ các thị trường Belarus, Đức, Lào, Ảrập Xêút trong đó nhập khẩu từ thị trường Đức nhiều nhất với đơn giá trung bình khoảng 380 USD/T; kế đến là thị trường Jordan với gần 1,5 nghìn tấn, với đơn giá 330 USD/T…

 

Tham khảo giá phân Kali nhập khẩu trong tháng 2/2014

Chủng loại
Đơn giá (USD/T)
Cảng, cửa khẩu
PTTT

Phân bón kali Granular Muriate of potash, hàng xá trong cont

350
Cảng Qui Nhơn (Bình Định)
CFR

Phân bón KALI (MOP, Muriate Of Potash).Hàng xá

380
Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)
CFR

Phân Bón Kali ( MOP) K2O>=60%, Moisture<=1%

295
Cửa khẩu Cha Lo (Quảng Bình)
DAP

Phân bón Kali Clorua (KCl)

334,73
Cảng Tiên sa (Đà Nẵng)
CPT

Phân bón KALI(MOP,Muriate Of Potash).Hàng xá

380
Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)
CFR

Phân bón chứa Kali và các nguyên tố trung vi l­ợng KORN KALI + B. Hàng mới 100%

385
Cảng Khánh Hội (Hồ Chí Minh)
CIF

Phân Bón Kali ( MOP) K2O>=60%, Moisture<=1%

295
Cửa khẩu Cha Lo (Quảng Bình)
DAP

Phân Kali đ­ợc đóng trong container (không đóng trong bao)

330
Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)
CFR

Phân bón Kali Clorua (Muriate Of Potash - MOP), K2O 60%min, đóng gói 50kg/bao.

335
Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)
CFR

Phân bón kali (standard muriate of potash), hàng xá trong cont

350
Cảng Qui Nhơn (Bình Định)
CFR

Phân bón KALI (MOP,Muriate Of Potash).Hàng xá

380
Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)
CFR

(Giá chỉ mang tính chất tham khảo)

 

Phân DAP là chủng loại được nhập nhiều đứng thứ hai sau Kali với 118,6 nghìn tấn, trị giá 52,3 triệu USD; kế đến là Ure 10,8 nghìn tấn, trị giá 3,6 triệu USD và cuối cùng là NPK 4,1 nghìn tấn, trị giá 2,2 triệu USD.

 

Thống kê sơ bộ của TCHQ về chủng loại phân bón nhập khẩu 2 tháng 2014

 
Lượng (tấn)
Trị giá (USD)
Kim ngạch
488.353
153.874.570
Kali
148.281
51.895.197
DAP
118.657
52.364.899
Phân Ure
10.829
3.625.610
NPK
4.172
2.266.131

 

Hiện nay các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước đang chịu áp lực lớn từ lượng phân bón giá rẻ của Trung Quốc được nhập khẩu. Riêng phân ure, lượng tồn kho cao cấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

 

Hai tháng đầu năm, sản lượng phân ure ước đạt 391,8 nghìn tấn, tăng 9,7% so với cùng kỳ; phân NPK ước đạt 307,5 nghìn tấn, giảm 11,7% so với cùng kỳ. Phân DAP tính chung 2 tháng ước đạt 33,2 nghìn tấn, giảm 31% so với cùng kỳ.

 

Đáng chú ý, các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước vẫn gặp không ít khó khăn do phải cạnh tranh với lượng lớn phân bón giá rẻ và chất lượng chưa được kiểm soát nhập khẩu từ Trung Quốc. Do vậy, giá phân bón trong tháng có xu hướng giảm, giá phân ure có dấu hiệu đi xuống do nhu cầu chưa tăng nhiều.

 

Tìm hiểu thêm về thực trạng này, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cho biết, phân bón tồn kho vẫn cao, như đạm ure trong 2 tháng đầu năm tồn kho gần 70.000 tấn, gấp 3 lần so với cùng kỳ. Nguyên nhân là do giá phân ure của Trung Quốc vào Việt Nam quá thấp. Ngoài ra, do các đại lý đợi giá giảm sâu, hạn chế mua vào dẫn đến tồn kho tại các nhà máy tăng cao.

 

Theo dự báo của Bộ Công Thương, trong ngắn hạn, giá phân ure có xu hướng tăng do nguồn cung ure Trung Quốc giá rẻ hiện không còn nhiều và thuế xuất khẩu phân ure của Trung Quốc cao.

 

NG.Hương - VINANET.

Trở lại      In      Số lần xem: 1864

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD