Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  25
 Số lượt truy cập :  34809083
Kết quả xây dựng mô hình lúa hữu cơ tại Trà Vinh năm 2015

Sản xuất lúa hữu cơ theo các tiêu chuẩn quốc tế là một mô hình mới và không dễ thực hiện. Việc sản xuất hữu cơ phải tuân theo các nguyên lý đối với sản xuất hữu cơ đã được IFOAM (International Federation of Organic Agriculture Movement - Liên đoàn Quốc tế về Phong trào Nông nghiệp Hữu cơ), có 04 nguyên lý của nông nghiệp hữu cơ (NNHC) mà đã được IFOAM chấp nhận từ ngày 25 tháng 9 năm 2005, đó là:

TS. Nguyễn Công Thành, Viện Khoa học KTNN miền Nam

 

Sản xuất lúa hữu cơ theo các tiêu chuẩn quốc tế là một mô hình mới và không dễ thực hiện. Việc sản xuất hữu cơ phải tuân theo các nguyên lý đối với sản xuất hữu cơ đã được IFOAM (International Federation of Organic Agriculture Movement - Liên đoàn Quốc tế về Phong trào Nông nghiệp Hữu cơ), có 04 nguyên lý của nông nghiệp hữu cơ (NNHC) mà đã được IFOAM chấp nhận từ ngày 25 tháng 9 năm 2005, đó là:

 

- Nguyên lý về sức khỏe:  NNHC gìn giữ và gia tăng sức khỏe của đất, cây trồng, động vật và con người như một thể thống nhất không thể tách rời.

 

- Nguyên lý về sinh thái: NNHC dựa trên các hệ thống sinh thái sống và theo chu kỳ, tác động lẫn nhau, cùng tồn tại và nâng đỡ cùng nhau.

 

- Nguyên lý của sự công bằng: NNHC xây dựng trên những mối quan hệ mà đảm bảo sự công bằng liên quan đến môi trường chung và các cơ hội sống cho tất cả con người, sinh vật và cây trồng.

 

- Nguyên lý về gìn giữ môi trường: NNHC cần phải quản lý trong một sự cẩn trọng và có trách nhiệm để bảo vệ sức khỏe và phúc lợi của các thế hệ hiện tại, tương lai và môi trường.

 

Và thực hiện đúng các tiêu chuẩn về NNHC. Theo USDA (2012), các tiêu chuẩn hữu cơ của USDA sẽ quy định cụ thể các đầu vào được sử dụng cho NNHC đối với cây trồng và vật nuôi. USDA định rõ các tiêu chuẩn hữu cơ đặc biệt. Những tiêu chuẩn này bao gồm sản phẩm từ nông trại đến bàn ăn và kể cả chất lượng đất, nước, quản lý dịch hại, thực hành canh tác, chăn nuôi và chế biến.  

 

Tiêu chuẩn hữu cơ gồm:

-         Bảo tồn các nguồn tự nhiên và đa dạng sinh học

-         Cải thiện sức khỏe động vật và phúc lợi của mọi sinh vật.

-         Tạo điều kiện tiếp cận thiên nhiên của động vật làm cho chúng có thể hoạt động theo hành vi tự nhiên của chúng.

-         Chỉ được phép sử dụng các loại vật tư đầu vào như phân bón, thuốc BVTV, giống đã được chấp thuận (không sử dụng phân bón và thuốc BVTV hóa học, tổng hợp).

 

Tác giả Nguyễn Công Thành (2015) cho rằng Lúa hữu cơ sản xuất bắt đầu từ việc sử dụng giống lúa chất lượng cao và hạt giống thuần, không sử dụng giống biến đổi gen (GMO). Tiếp theo là tuân thủ cam kết liên tục cải thiện chất lượng đất bằng áp dụng phân hữu cơ được phép sử dụng và áp dụng một loạt các biện pháp tự nhiên và sinh học để giảm thiểu tác động của sâu bệnh và cỏ dại mà không cần đến thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu hóa học.

 

Viện Khoa học KTNN miền Nam đã kết hợp với Sở KH&CN tỉnh Trà Vinh, chính quyền địa phương các xã Long Hòa và Hòa Minh, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh và các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm đã thực hiện đề tài nghiên cứu xây dựng dựng quy trình và sản xuất lúa hữu cơ. Đề tài này, ngoài việc nghiên cứu xây dựng quy trình, còn tổ chức hệ thống liên kết bao tiêu sản phẩm được chứng nhận hữu cơ xuất khẩu.

 

Kết quả năm 2015, mô hình sản xuất lúa hữu cơ đã nâng cao hiệu quả sản xuất và gia tăng thu nhập cho nông dân

 

- Mô hình gần 50 ha năm thứ nhất, tính toán hiệu quả kinh tế lúa hữu cơ:

 

- Năng suất trung bình lúa hữu cơ năm 2015 là 4,29T/ha; và năng suất lúa vô cô được tính bình quân /ha theo báo cáo của UBND xã Long Hòa năm 2015-2016 là 5,40 T/ha (Hộ đạt cao nhất là 6,2 T/ha; thấp nhất là 5,5 T/ha). Con số này có thể thay đổi, tuy nhiên dự án lấy làm căn cứ để so sánh; và giả định chi phí và giá thu mua ổn định qua các năm.

 

- Giá sàn thu mua lúa hữu cơ tươi thời vụ 2015 là 5.800 đồng/kg, thực tế thu mua lúa khô cho nông dân mô hình lúa hữu cơ là  8700 đồng/kg. 

 

- Lúa vô cô bán tại ruộng cùng thời điểm là 5400 đồng/kg, tính ra giá lúa khô tương đương là 6480 đồng/kg (chênh lệch từ tươi sang khô là 20%).

 

Các doanh nghiệp phối hợp trong đề tài đã thu mua cao hơn giá thị trường 25% cho năm thứ 1 (2015); 35% cho năm thứ 2 và 55% cho năm thứ 3. Do đó, giá thu mua thực tế qua các năm là 8700 đồng/kg; 9280 đồng/kg; và 10440 đồng/kg theo thứ tự năm 1, 2 và 3. Trong khi giá mua lúa vô cơ cố định 3 năm là 6480 đồng/kg.

 

Như vậy, quy ra 1 ha, nông dân sản xuất theo mô hình lúa hữu cơ có thu nhập chênh lệch so với vô cơ theo các năm là 2.331.000; 4.819.200 và 9.795.600 đồng/ha. Lợi nhuận/ha sản xuất lúa hữu cơ năm 1 là: 24.023.000 đồng; năm thứ 2 là 26.511.200 đồng và năm thứ ba là 314.87.600 đồng. Trong khi sản xuất vô cơ là 20.592.000 đồng/ha.

 

Hiệu quả đồng vốn cao nhất năm thứ ba sản xuất hữu cơ là 2,4; kế đó là năm thừ hai (2,0) và năm thứ nhất (1,8). Trong khi sản xuất vô cơ HQĐV chỉ là 1,4.

 

 

Thu nhập đối với thủy sản (tôm, cua, cá):

 

- Nuôi luân canh: Số liệu ghi nhận tại xã Long Hòa thu nhập thủy sản (tôm, cua, tép, cá) ở trong mô hình lúa-tôm canh tác theo hướng hữu cơ cây lúa, thì nuôi thủy sản thường chọn các hộ nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến. Năng suất dao động từ 300–700 kg/ha, trung bình 500 kg/ha. Giá bán trung bình đối với tôm là 140 ngàn đồng/kg (loại 40 con/kg); giá bán cua khoảng 110 ngàn đồng/kg (loại 5-6 con/kg).

 

Bình quân mỗi ha bỏ ra chi phí khoảng 30 triệu đồng mua con giống và thức ăn. Trong đó, khoảng 10 triệu đồng chi mua con giống và 20 triệu đồng cho thức ăn (gạo, cám, cá tự chế biến). Cuối vụ thu hoạch cho thu nhập khoảng 70 triệu đồng/ha, trừ chi phí còn lãi khoảng 40 triệu đồng. Sản xuất lúa hữu cơ không làm giảm sản lượng tôm/cua mà ngược lại có khả năng gia tăng hiệu quả nuôi tôm/cua trong điều kiện quảng canh và quảng canh cải tiến.

 

- Nuôi xen canh thủy sản với lúa: Nhờ canh tác hữu cơ nông dân không sử dụng hóa chất nên có thể nhữ các loài thủy sản từ sông lớn vào ruộng lúa và đánh bắt các loại như: tôm đất, tép, cá kèo, cá đối, cộng với thả nuôi xen canh tôm càng xanh, cua…và cuối vụ thu hoạch đánh bắt thêm các loại cá như cá lóc, cá trê, rô đồng…tăng thêm thu nhập. Nhiều hộ, trong đó cụ thể Ông Lê Văn Triều, (ấp Rạch Sâu) thu nhập từ xen canh thủy sản khoảng 15-20 triệu đồng/vụ/ha. Trong khi lúa sản xuất vô cơ rất khó đạt được do sử dụng hóa chất.

 

Hiệu quả nói trên chỉ tính về kinh tế, trong lúc hiệu quả an toàn về môi trường, bảo vệ sức khỏe cho con người và động thực vật là rất có giá trị lâu dài chưa thể tính được.

 

 

Đề tài đã tổ chức nông dân áp dụng đúng quy trình và thông qua sự kiểm tra, đánh giá thực địa và phân tích mẫu lúa đã được các tổ chức kiểm tra quốc tế công chứng nhận sản phẩm lúa hữu cơ của đề tài đã đạt chuẩn hữu cơ quốc tế và đã cấp chứng nhận nhãn hiệu hữu cơ EU (Châu Âu), USDA (Hoa Kỳ) và JAS (Nhật Bản).

Trở lại      In      Số lần xem: 3646

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD