Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  31
 Số lượt truy cập :  33356137
Kết quả nghiên cứu đạm, lân, kali cho 04 giống lúa ĐTM triển vọng

Từ các kết quả nghiên cứu, trong nhiều dòng, giống triển vọng Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông Nghiệp Đồng Tháp Mười (ARDC) đã chọn được 04 giống lúa ưu tú là ĐTM 17-1; ĐTM 1-122; ĐTM 14-258; ĐTM 4-233. Các giống này đã được khảo nghiệm VCU và DUS trong năm 2014.

(Đề tài: Nghiên cứu chọn tạo giống lúa chịu phèn, ngắn ngày, năng suất cao, chất lượng tốt cho vùng Đồng Tháp Mười}

                                                                                   ThS. Nguyễn Viết Cường

 

Từ các kết quả nghiên cứu, trong nhiều dòng, giống triển vọng Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông Nghiệp Đồng Tháp Mười (ARDC) đã chọn được 04 giống lúa ưu tú là ĐTM 17-1; ĐTM 1-122; ĐTM 14-258; ĐTM 4-233. Các giống này đã được khảo nghiệm VCU và DUS trong năm 2014. Để có cơ sở xây dựng qui trình canh tác cho các giống này khi phát triển vào sản xuất, nhất là qui trình bón phân hợp lý, một nghiên cứu phân bón gồm đạm, lân, kali đã được thực hiện trong thời gian 02 vụ Đông Xuân và Hè Thu năm 2014 trên nền đật phèn nặng. Kết quả tóm tắt như sau:

 

- Đối với đạm (N): có sự khác biệt rõ giữa các giống, trong đó Giống ĐTM 17-1 phù hợp ở mức đạm thấp 60 – 80 N ( không thuộc nhóm thâm canh), 03 giống còn lại phù hợp mức đạm bón cao hơn, phổ biến từ 80 – 100 N, cá biệt ở mức 120 N. Tuy nhiên, kết hợp với các số liệu phân tích về năng suất trung bình ở mỗi công thức trên các giống thì thấy mức phổ biến và được chọn ở 80 -100 N là phù hợp.

 

- Đối với Lân (P205): Trong vụ Đông Xuân,  mức lân phổ biến được chọn 60 -80 P2O5 là phù hợp cho các giống, cá biệt có giống ĐTM 4-233 đạt năng suất cao ở mức 120 P2O5 (8,00 tấn/ha), nhưng cao hơn không nhiều so với mức 60 và 100 P2Ođều cho 7,88 tấn/ha. Ở vụ Hè thu trên đất phèn nặng vẫn ở mức cao từ 80-100 P2O5.

 

- Đối với Kali (K20): Ở vụ Đông Xuân mức kali chọn áp dụng sẽ là 40- 60 K20 cho các giống. Trong khi Hè Thu cao hơn 60 – 80 K20.

 

Trong 04 giống thì có ĐTM 17 -1 là giống ngắn ngày hơn cả (90 ngày) và cũng là giống cho năng suất cao ở mức đạm, lân, Kali thấp hơn 03 giống còn lại. Điều này, có nghĩa giống ĐTM 17-1 không thuộc nhóm thâm canh.

 

Ảnh minh họa

Trở lại      In      Số lần xem: 2952

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD