Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  17
 Số lượt truy cập :  33346725
Khả năng gây bệnh của nấm ký sinh đối với thành trùng sùng khoai lang, Cylas formicarius Fabr. (Coleoptera: Curculionidae)

Sùng khoai lang (SKL), Cylas formicarius Fabr. (Coleoptera: Curculionidae) là đối tượng gây hại nghiêm trọng trên khoai lang ở khắp thế giới và Việt Nam.Nấm trắng Beauveria bassiana (Bb) được xác định là loài nấm ký sinh ở các giai đoạn thành trùng, ấu trùng và nhộng của SKL. Khả năng gây bệnh của ba loài nấm ký sinh Metarhizium anisopliae, Beauveria bassiana và Paecilomyces sp. đối với thành trùng sùng khoai lang, Cylas formicarius (Coleoptera: Curculionidae)

Sùng khoai lang (SKL), Cylas formicarius Fabr. (Coleoptera: Curculionidae) là đối tượng gây hại nghiêm trọng trên khoai lang ở khắp thế giới và Việt Nam.

 

Ảnh minh họa

 

Nấm trắng Beauveria bassiana (Bb) được xác định là loài nấm ký sinh ở các giai đoạn thành trùng, ấu trùng và nhộng của SKL. Khả năng gây bệnh của ba loài nấm ký sinh Metarhizium anisopliae, Beauveria bassiana và Paecilomyces sp. đối với thành trùng sùng khoai lang, Cylas formicarius (Coleoptera: Curculionidae), đã được các nhà khoa học trường ĐH Cần Thơ khảo sát trong điều kiện phòng thí nghiệm. Trong điều kiện phòng thí nghiệm, ở mật độ 108 bào tử/ml, độ hữu hiệu của nấm xanh M. anisopliae đạt 100% ở thời điểm 7 ngày sau khi chủng, không khác biệt ý nghĩa so với độ hữu hiệu của nấm trắng B. bassiana (đạt 97,53%), trong khi đó độ hữu hiệu của nấm tím Paecilomyces sp. chỉ đạt đến 31,39% ở thời điểm 15 ngày sau khi chủng. Giữa các mật số thử nghiệm, độ hữu hiệu của nấm xanh M. anisopliae ở các mật số từ 107–109 bào tử/ml là không khác biệt nhau từ 5 ngày sau khi chủng. Chủng nấm xanh M. anisopliae ở dạng nấm tươi cho hiệu quả gây chết thành trùng sùng khoai lang cao và nhanh hơn so với dạng nấm bột khô và tương tự xử lý ở hình thức rải nấm cho hiệu lực gây chết thành trùng sùng khoai lang nhanh hơn so với hình thức phun nấm trên bề mặt giá thể trong hộp nhựa.

ntbtra - Canthostnews, Theo TC NN&PTNT.

Trở lại      In      Số lần xem: 1535

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD