Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  15
 Số lượt truy cập :  33482359
Khám phá những kẻ thù tự nhiên của côn trùng gây hại

Một nghiên cứu về kẻ thù khủng khiếp của loài rệp gây hại có thể làm sáng tỏ về cách các sinh vật tương tác và có khả năng giúp bảo vệ các cây lương thực quan trọng. Loài rệp gây thiệt hại đáng kể cho cây trồng bằng cách hút nhựa khiến cây chậm phát triển và giảm sản lượng. Rệp còn làm lây lan bệnh ở một số cây trồng, điều này gây hậu quả nghiêm trọng hơn hành vi hút nhựa của chúng. Nông dân có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu đắt tiền cho cây trồng vài lần trong một năm để giảm số lượng rệp. Tuy nhiên, các nhà khoa học tại Đại học Hull đang xem xét vai trò của các sinh vật được coi là kẻ thù tự nhiên của các loài gây hại.

Một nghiên cứu về kẻ thù khủng khiếp của loài rệp gây hại có thể làm sáng tỏ về cách các sinh vật tương tác và có khả năng giúp bảo vệ các cây lương thực quan trọng.

 

Loài rệp gây thiệt hại đáng kể cho cây trồng bằng cách hút nhựa khiến cây chậm phát triển và giảm sản lượng. Rệp còn làm lây lan bệnh ở một số cây trồng, điều này gây hậu quả nghiêm trọng hơn hành vi hút nhựa của chúng. Nông dân có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu đắt tiền cho cây trồng vài lần trong một năm để giảm số lượng rệp. Tuy nhiên, các nhà khoa học tại Đại học Hull đang xem xét vai trò của các sinh vật được coi là kẻ thù tự nhiên của các loài gây hại.

Tiến sĩ Stéphane Derocles là một trong những người đầu tiên có một cách tiếp cận mới trong lĩnh vực nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu của ông được công bố trên tạp chí Molecular Ecology đã làm sáng tỏ mối quan hệ đặc biệt giữa rệp và ấu trùng ong bắp cày ký sinh.

Tiến sĩ Derocles cho biết: “Trước đây, cách duy nhất để xác định xem một con rệp có mang côn trùng ký sinh không là bắt các con rệp ở trên các cánh đồng, nuôi chúng trong phòng thí nghiệm và sau đó quan sát xem liệu có con ong bắp cày nào sinh trưởng không. Công việc này hết sức khó khăn. Bây giờ, chúng tôi có một kỹ thuật phân tử mới mang tính cách mạng không chỉ có thể cho chúng tôi biết con rệp đó có mang ấu trùng ong bắp cày ký sinh hay không mà còn chỉ ra ký sinh đó thuộc loài nào”.

Ong bắp cày đẻ trứng bên trong rệp vừng, sau đó ấu trùng ký sinh ăn rệp và phát triển thành một con ong trưởng thành. Trong nghiên cứu của mình, Tiến sĩ Derocles thu thập được hơn 530 con rệp từ các cây trồng tại ruộng và hơn 2.097 con rệp bắt ở các dải cỏ và hoa dại xung quanh ruộng. Ông xem xét vai trò của các dải cỏ và hoa dại đối với các loài ký sinh có lợi, từ đó đưa ra giải pháp kiểm soát số rệp ở cây trồng.

Ông nói: “Chúng tôi thu thập các con rệp, sau đó trích xuất DNA. Bằng cách tập trung vào một khu vực DNA ngắn cụ thể cho các con ong bắp cày ký sinh, chúng tôi có thể biết được con rệp nào mang ký sinh. Khi phân tích sâu hơn, chúng tôi đã tìm thấy DNA của loài ký sinh, căn cứ vào trình tự gien cụ thể, chúng tôi có thể xác định ký sinh đó thuộc loài nào”.

Nghiên cứu của Tiến sĩ Derocles cho thấy mối quan hệ giữa rệp và ký sinh chặt chẽ hơn nhiều so với dự kiến trước đó. Tỷ lệ tổng thể của rệp vừng mang một ký sinh là 32%, trong đó tỷ lệ rệp vừng mang ký sinh sống tại các dải cỏ và các loài hoa dại cao hơn nhiều so với rệp vừng sống ở các loại cây trồng.

Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra rằng, mỗi loài rệp có xu hướng liên kết với một loài ký sinh riêng biệt. Tiến sĩ Derocles tìm thấy chỉ có 3 (trong số ít nhất là 32) loài ký sinh tồn tại trên rệp sống ở ruộng, dải cỏ và hoa dại. Đối với các nhà khoa học, việc nghiên cứu các phương pháp phòng trừ sâu bệnh, cách thức các loài thực vật nông nghiệp, côn trùng thụ phấn, côn trùng gây hại và các loài ký sinh của chúng tương tác với nhau đóng vai trò hết sức quan trọng. Có thể thấy rằng trong nghiên cứu này, khu vực các dải cỏ và các loài hoa dại mọc bên ruộng đã có vai trò lớn trong việc kiểm soát sâu bệnh rệp. Đây cũng là môi trường tạo điều kiện cho các côn trùng thụ phấn hoạt động.

Lê Hồng Vân - Mard, theo Phys.org.
Trở lại      In      Số lần xem: 2020

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD