Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  50
 Số lượt truy cập :  34074335
Không xuống giống lúa vụ Xuân Hè tại ĐBSCL

Ngày 25/3/2016, tại Tiền Giang, Bộ NN&PTNT đã tổ chức Hội nghị “Sơ kết sản xuất trồng trọt vụ Đông Xuân 2015-2016; triển khai kế hoạch sản xuất vụ Hè Thu, Thu Đông 2016 các tỉnh Đông Nam bộ và ĐBSCL”. Cục Trồng Trọt, Bộ NN&PTNT nhận định, tình hình sản xuất các vụ lúa còn lại trong năm 2016 vẫn tiếp tục đối mặt với khó khăn, không chỉ là hạn, mặn mà còn phải lưu ý đến những diễn biến bất thường khác về lũ bão…

Lượng nước phục vụ cho sản xuất lúa khan hiếm vào các tháng đầu năm 2016, vụ Xuân Hè tiềm ẩn nhiều rủi ro về thiếu nước và là cầu nối dịch hại cho vụ Hè Thu, làm cho việc quản lý sản xuất và mùa vụ khó khăn hơn.

 

Thu hoạch lúa Đông Xuân 

Ngày 25/3/2016, tại Tiền Giang, Bộ NN&PTNT đã tổ chức Hội nghị “Sơ kết sản xuất trồng trọt vụ Đông Xuân 2015-2016; triển khai kế hoạch sản xuất vụ Hè Thu, Thu Đông 2016 các tỉnh Đông Nam bộ và ĐBSCL”. 

Cục Trồng Trọt, Bộ NN&PTNT nhận định, tình hình sản xuất các vụ lúa còn lại trong năm 2016 vẫn tiếp tục đối mặt với khó khăn, không chỉ là hạn, mặn mà còn phải lưu ý đến những diễn biến bất thường khác về lũ bão…

 

Để các vụ lúa còn lại trong năm đạt kết quả như kế hoạch đề ra, Bộ NN&PTNT chỉ đạo các địa phương cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp.

 

Thứ nhất, cần tập trung chỉ đạo bố trí thời vụ sản xuất và thời gian xuống giống của các vụ Hè Thu, Thu Đông 2016 thật hợp lý, né tránh hạn, mặn, tập trung, nhanh và gọn. Không xuống giống lúa vụ Xuân Hè vì lượng nước phục vụ cho sản xuất lúa khan hiếm vào các tháng đầu năm 2016. Vụ Xuân Hè tiềm ẩn nhiều rủi ro về thiếu nước và là cầu nối dịch hại cho vụ Hè Thu, làm cho việc quản lý sản xuất và mùa vụ khó khăn hơn.

 

Đối với vụ Hè Thu 2016, tình hình khô hạn, xâm nhập mặn tiếp tục kéo dài đến tháng 6/2016 khiến toàn vùng sẽ có khoảng 500.000 ha không xuống giống đúng thời vụ do thiếu nước, chiếm hơn 40% diện tích của các tỉnh ven biển và khoảng gần 30% diện tích gieo trồng toàn khu vực.

 

Do vậy, thời vụ sẽ bắt đầu khi có mưa, khoảng nửa đầu tháng 6 dương lịch (theo dự báo) tại các vùng chịu ảnh hưởng nước trời ở khu vực ven biển đến 70 km thuộc các tỉnh Long An (phía Nam), Tiền Giang (phía Đông), Bến Tre (các huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú), Trà Vinh (các huyện Cầu Kè, Tiểu Cần, Cầu Ngang, Châu Thành, Trà Cú), Sóc Trăng (Long Phú, Trần Đề, Thạnh Trị, Ngã Năm), Bạc Liêu (Vĩnh Lợi, Hòa Bình, Phước Long, Hồng Dân và Giá Rai), Kiên Giang (Vĩnh Thuận, An Minh, An Biên và U Minh Thượng) và Cà Mau... diện tích khoảng 350.000 ha.

 

Thời vụ cần tập trung trong tháng 5 tại các vùng sản xuất lúa ở phía Nam Quốc lộ 1 cách biển 70km thuộc các tỉnh Vĩnh Long (Măng Thít, Vũng Liêm, Long Hồ, Trà Ôn), Tiền Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh (Cầu Kè, Càng Long)... với diện tích khoảng 150.000 ha.

 

Thời vụ xuống giống trong tháng 4, đầu tháng 5 tập trung vùng phù sa ngọt sông Tiền, sông Hậu (Bắc Quốc lộ 1 Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Tiền Giang) và vùng Đồng Tháp Mười ( Long An, Đồng Tháp, An Giang), một phần Tứ giác Long Xuyên (Kiên Giang và An Giang), Cần Thơ, Hậu Giang… diện tích khoảng 1 triệu ha.

 

Đối với vụ Thu Đông 2016, thời vụ xuống giống vụ Thu Đông  trong cơ cấu 3 vụ sẽ bắt đầu vào cuối tháng 7 đầu tháng 8 với vùng xuống giống Hè Thu trong tháng 4 thuộc phù sa ngọt sông Tiền, sông Hậu, vùng Đồng Tháp Mười  và một phần Tứ giác Long Xuyên, diện tích khoảng 550.000 ha, đây là vùng tương đối thuận lợi cho sản xuất 3 vụ, không bị ảnh hưởng của thiếu nước, do vậy cần tập trung chỉ đạo đúng lịch thời vụ sản xuất và lưu ý theo dõi mực nước lũ.

 

Thời vụ xuống giống vụ Thu Đông trong cơ cấu 3 vụ tại vùng ven biển khoảng 350.000 ha sẽ gặp khó khăn về thời gian bố trí vụ Đông Xuân 2016-2017. Do vậy, vùng ở phía Nam Quốc lộ 1 cách biển 70 km sẽ bắt đầu vào cuối tháng 8 đầu tháng 9 diện tích khoảng 200.000 ha, đây là vùng tương đối khó khăn trong bố trí vụ Thu Đông, cần sử dụng giống lúa cực ngắn ngày (dưới 90 ngày) và chuẩn bị phương án gieo mạ, cấy để kịp thời vụ.

Vùng chịu ảnh hưởng nước trời ở khu vực ven biển diện tích khoảng 150.000 ha chắc chắn sẽ không kịp thời vụ cho vụ Thu Đông 2016 và Đông Xuân 2016-2017, do đó vụ Hè Thu tranh thủ nước mưa và nước ngọt xuống giống sớm, sử dụng giống ngắn ngày.

 

Cục Trồng trọt cũng yêu cầu cả 2 vụ Thu Đông 2016 và Đông Xuân 2016-2017 sử dụng giống cực ngắn ngày (dưới 90 ngày), vụ Thu Đông 2016 gieo mạ và cấy trong cuối tháng 8 hoặc nửa đầu tháng 9 để kịp mùa vụ Đông Xuân 2016-2017. Thời vụ lúa vụ Mùa và Lúa-Tôm đều phải chờ mưa để rửa mặn và là vùng sản xuất một vụ nên chờ mưa thật nhiều, đủ nước tưới sẽ xuống giống để đảm bảo an toàn.

 

Minh Khánh - Chinhphu.

Trở lại      In      Số lần xem: 1718

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD