Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  48
 Số lượt truy cập :  34085668
Khu vực tiểu vùng Sahara, châu Phi sẽ không có đủ lương thực vào năm 2050

Việc tối đa hoá năng suất cây ngũ cốc ở tiểu vùng Sahara, châu Phi cũng sẽ vẫn không đáp ứng được nhu cầu lương thực tăng vọt của khu vực này vào năm 2050. Đây là kết quả của một nghiên cứu mới của Đại học Nebraska-Lincoln, Đại học Wageningen và nhiều tổ chức châu Phi khác. Khu vực tiểu vùng Sahara, Châu Phi sản xuất khoảng 80% lượng ngũ cốc khu vực này tiêu thụ. Nhưng lượng ngũ cốc tiêu thụ có thể tăng gấp ba lần nếu dân số của khu vực này tăng 250% vào năm 2050.

Việc tối đa hoá năng suất cây ngũ cốc ở tiểu vùng Sahara, châu Phi cũng sẽ vẫn không đáp ứng được nhu cầu lương thực tăng vọt của khu vực này vào năm 2050. Đây là kết quả của một nghiên cứu mới của Đại học Nebraska-Lincoln, Đại học Wageningen và nhiều tổ chức châu Phi khác.

 

Khu vực tiểu vùng Sahara, Châu Phi sản xuất khoảng 80% lượng ngũ cốc khu vực này tiêu thụ. Nhưng lượng ngũ cốc tiêu thụ có thể tăng gấp ba lần nếu dân số của khu vực này tăng 250% vào năm 2050. Hiện nay, cây trồng ngũ cốc cung cấp khoảng một nửa số lương thực và chiếm khoảng một nửa diện tích đất nông nghiệp tiểu vùng Sahara của châu Phi.

Ngay cả khi sản lượng lương thực khu vực tiểu vùng Sahara tiếp tục tăng, sản lượng lương thực cũng chỉ có thể đáp ứng từ một phần ba đến một nửa nhu cầu lương thực vào năm 2050. Thậm chí để duy trì tỷ lệ 80% lương thực tự túc vào năm 2050, khu vực tiểu vùng Sahara, châu Phi phải đạt đến ngưỡng năng suất tối đa của ngô, kê, gạo, lúa miến và lúa mì. Điều này đòi hỏi sự đột phá về năng suất tương tự như cuộc cách mạng xanh đã góp phần thay đổi nông nghiệp Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á vào giữa thế kỷ 20.

Nhà nghiên cứu Cassman nói: “Nhưng phân tích của chúng tôi cho thấy rằng ngay cả khi tăng sản lượng bằng cách sử dụng các biện pháp canh tác hiện đại với các giống cây trồng truyền thống và ít phân bón, nguồn cung các loại ngũ cốc tại khu vực này vẫn bị thiếu hụt.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích tình hình tại 10 quốc gia tiểu vùng Sahara sử dụng Global Gap Yield Atlas, ước tính sự chênh lệch giữa sản lượng thực tế và tiềm năng có tính đến các sự khác biệt về các loại đất và khí hậu. Sau khi kết hợp dữ liệu địa phương và các đánh giá của các chuyên gia nông nghiệp ở 10 quốc gia, nhóm nghiên cứu đã ước lượng khoảng cách năng suất ở cấp quốc gia và tiểu lục địa.

Kindie Tesfaye, nhà nông học tại Trung tâm Ngô và Lúa mì quốc tế cho biết: “Việc đáp ứng nhu cầu ngũ cốc trong tương lai có thể phụ thuộc vào việc mở rộng sử dụng thủy lợi có trách nhiệm để nâng cao năng suất. Phân tích gần đây đã ghi nhận các tầng chứa nước trong khu vực mà có thể trở thành nguồn thủy lợi bền vững”.

Nhà nghiên cứu Patricio Grassini nhấn mạnh rằng những nỗ lực này sẽ đòi hỏi sự đầu tư khổng lồ và chiến lược phát triển nông nghiệp ở một mức độ chưa từng thấy. Nếu không thực hiện thành công những kế hoạch này, khu vực tiểu vùng Sahara, châu Phi có thể phải chuyển đổi thảo nguyên, rừng nhiệt đới, hệ sinh thái tự nhiên khác thành đất nông nghiệp, điều này sẽ làm tăng lượng khí nhà kính trong khi thu hẹp môi trường sống của các loài động thực vật bản địa.

Nguyễn Minh Thu - Mard, theo Phys.org
Trở lại      In      Số lần xem: 848

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD