Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  52
 Số lượt truy cập :  34087397
Khu vực trung tâm phía đông Mê-hi-cô là quê hương của cây ớt thuần chủng

Các nhà nghiên cứu Mỹ đã xác định khu vực trung tâm phía đông Mê-hi-cô có thể là nơi sinh ra giống ớt thuần chủng, một loại cây gia vị được trồng phổ biến nhất trên thế giới. Các nhà nghiên cứu báo cáo trong Kỷ yếu của Học viện Khoa học Quốc gia, khu vực trung tâm phía đông Mê-hi-cô trải dài từ nam Puebla và bắc Oaxaca đến đông nam Veracruz.

Các nhà nghiên cứu Mỹ đã xác định khu vực trung tâm phía đông Mê-hi-cô có thể là nơi sinh ra giống ớt thuần chủng, một loại cây gia vị được trồng phổ biến nhất trên thế giới.

 

Các nhà nghiên cứu báo cáo trong Kỷ yếu của Học viện Khoa học Quốc gia, khu vực trung tâm phía đông Mê-hi-cô trải dài từ nam Puebla và bắc Oaxaca đến đông nam Veracruz. Tác giả Paul Gepts, một nhà thực vật học tại Đại học California cho biết: “Việc xác định nguồn gốc của cây ớt không chỉ là bài tập mang tính học thuật. Bằng cách tìm lại tổ tiên của loài thực vật thuần chủng, chúng tôi có thể hiểu rõ hơn về sự tiến hóa di truyền của riêng loài cây đó và nguồn gốc của nền nông nghiệp – một bước tiến quan trọng trong tiến hóa loài người ở nhiều vùng khác nhau trên thế giới”.

Để xác định nguồn gốc cây trồng, các nhà khoa học đã nghiên cứu theo cách truyền thống cấu trúc gien của cây ở các vùng có mật độ cao các loài tổ tiên hoang dã của cây. Mới đây, các nhà khoa học cũng đã tiến hành kiểm tra dấu vết khảo cổ của cây như phấn hoa, hạt chứa tinh bột và thậm chí cả chất bài tiết của cây đã khoáng hóa.

Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã sử dụng hai phương pháp tiếp cận này, kết hợp xem xét ngôn ngữ lịch sử để tìm kiếm bằng chứng ngôn ngữ sớm nhất về việc trồng ớt đã từng tồn tại. Các nhà khoa học cũng phát triển một mô hình phân bổ các loài cây liên quan để dự đoán vị trí phù hợp nhất về môi trường cho cây ớt và tổ tiên hoang dã của nó.

Bằng chứng di truyền đã cho thấy khu vực đông bắc Mê-hi-cô là vùng thuần hóa của cây ớt, tuy nhiên có bằng chứng thu thập từ tất cả bốn dòng giống trong nghiên cứu đều cho thấy khu vực trung tâm phía đông mới là quê hương của cây ớt.

Đồng tác giả Gary Nabhan, nhà sinh thái học nông nghiệp cho biết: “Đây là nghiên cứu đầu tiên kết hợp nhiều dòng bằng chứng với nỗ lực xác định địa điểm, thời gian, điều kiện sinh thái và người thuần hóa loài cây gia vị nổi tiếng toàn cầu này. Trên thực tế, đây có thể chỉ là nghiên cứu nguồn gốc cây trồng từng đưa ra dự đoán về những người trồng đầu tiên một trong số cây lương thực quan trọng nhất trên thế giới”.
 
Duy Minh - Mard, theo Xinhua.
Trở lại      In      Số lần xem: 940

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD