Kỹ thuật lai điều (Anacardium occidentale) |
Các nghiên cứu tuyển chọn giống điều từ trước đến nay chủ yếu áp dụng phương pháp tuyển chọn các cây đầu dòng có triển vọng đã được trồng trong sản xuất đại trà. Sau đó các cây đầu dòng này được nhân dòng vô tính và đưa vào đánh giá, chọn lọc dòng vô tính (clonal selection) để phát triển ra các giống điều mới. |
Trần Công Khanh và Nguyễn Tăng Tôn biên soạn
Các nghiên cứu tuyển chọn giống điều từ trước đến nay chủ yếu áp dụng phương pháp tuyển chọn các cây đầu dòng có triển vọng đã được trồng trong sản xuất đại trà. Sau đó các cây đầu dòng này được nhân dòng vô tính và đưa vào đánh giá, chọn lọc dòng vô tính (clonal selection) để phát triển ra các giống điều mới. Khuyết điểm của phương pháp này là kết quả tuyển chọn của cây đầu dòng mang tính ngẩu nhiên, may rủi. Do cây điều được trồng mật độ thưa 100–200 cây/ha, nên để chọn được một cây đầu dòng tốt cần phải điều tra theo dõi trên một vùng điều rộng lớn, tốn nhiều thời gian và công sức. Hơn nữa theo thời gian nguồn biến thiên di truyền này cũng sẽ bị khai thác hết bởi các chương trình tuyển chọn giống và trở nên hạn hẹp do nông dân chặt bỏ các vườn điều già cỗi thay thế bằng các giống điều ghép. Trong khi đó việc áp dụng phương pháp lai tạo điều mang tính chất định hướng và có kết quả khả quan hơn. Mặt khác việc lai tạo cũng hạn chế bớt yêu cầu về không gian, thời gian và nhân lực.
Vì vậy việc nghiên cứu kỹ thuật lai điều và áp dụng vào việc chọn tạo giống điều là rất quan trọng và cần thiết. Lai tạo các dòng điều có triển vọng nhằm tạo ra nguồn vật liệu ban đầu phong phú về biến thiên di truyền để chọn lọc ra các dòng điều năng suất cao, chất lượng tốt và có các đặc tính nông học mong muốn.
Lai tạo
Tham khảo các tài liệu nghiên cứu về quá trình ra hoa và thụ phấn trên cây điều kết hợp với quan sát thực tế trên đồng ruộng để tiến hành lại tạo và xây dựng bản hướng dẩn kỹ thuật lai điều.
Phương pháp
Phương pháp lai tạo được trình bày chi tiết trong bản hướng dẩn kỹ thuật lai điều gồm các bước sau:
Điều là cây lưỡng tính có hoa đực và hoa lưỡng tính trên cùng một chùm hoa. Wunnachi và Sedley (1992) báo cáo rằng cả hai loại hoa điều nở hai đợt trong ngày, một đợt vào sáng sớm và một đợt vào giữa trưa ở Darwin, Úc. Tuy nhiên kết quả theo dõi trên đồng ruộng cho thấy hoa điều nở theo kiểu đực trước cái sau. Hoa đực bắt đầu nở từ 6–7 giờ sáng và thời gian nhị đực tung phấn từ 9–11 giờ. Số lượng hoa đực nở vào buổi chiều là không đáng kể. Hoa cái bắt đầu nở từ 12 giờ trưa - 1 giờ chiều và thời gian thụ phấn tốt nhất vào khoảng 1-3 giờ chiều. Điều này phù hợp với báo cáo của Thimmaraju và cộng tác viên (ctv) (1980) ở Aán Độ nhị đực bắt đầu tung phấn vào sáng sớm khoảng 6:00 giờ, và kéo dài rải rác cho đến giữa buổi sáng khoảng 10:00 giờ. Barros (1988) quan sát thấy ở Brazin hoa đực bắt đầu nở từ 6:00 và tiếp tục nở cho đến 16:00 giờ trong khi đó hoa lưỡng tính tập trung nở từ 10:00 đến 12:00 giờ. Reddy (1991) cho rằng điều không thể thụ phấn nhờ gió do hạt phấn có độ bám dính cao. Wunnachit và ctv (1992) cho rằng chức năng chính của mật hoa điều là thu hút các côn trùng như ong và kiến. Hạt phấn trên hoa đực có chức năng để thụ phấn trong khi đó hạt phấn trên hoa lưỡng tính có thể dùng để thu hút côn trùng (Wunnnachit và Sedley, 1992; Wunnnachit và ctv, 1992). Do đó việc bao cách ly phấn chủ yếu là để ngăn cản côn trùng thụ phấn trong quá trình lai tạo.
Nhụy cái của hoa lưỡng tính có thể tiếp nhận phấn một ngày trước khi hoa nở và kéo dài thêm hai ngày sau khi nở hoa (Thimmaraju và ctv, 1980).
Hai thời gian thụ phấn khác nhau đã được tiến hành tại Trung tâm Hưng Lộc, Đồng Nai như sau:
Nghiệm thức 1: Thụ phấn cho hoa lưỡng tính nở cùng ngày: ngắt hoa đực nở vào 7:00 giờ sáng và bảo quản trong phòng làm nguồn phấn đợi đến khi hoa lưỡng tính nở thì tiến hành thụ phấn khoảng 13:00 – 14:00
Nghiệm thức 2: Thụ phấn cho hoa lưỡng tính nở và khử đực ngày hôm trước: Khử đực và bao cách ly phấn ngay sau khi hoa lưỡng tính nở vào chiều hôm trước. Ngắt hoa đực nở vào 7:00 giờ sáng và bảo quản chờ đến nhị đực tung phấn khoảng 9:00 –11:00 thì tiến hành thụ phấn cho hoa lưỡng tính đã nở và khử đực chiều hôm trước.
Tuy nhiên, Sedley (1992), Wunnnachit và ctv (1992) thấy rằng hạt phấn có thể sống sót trong vòng 48 giờ kể từ khi nhị đực tung phấn. Căn cứ vào các thí nghiệm thụ phấn bằng tay Wunnachit và ctv (1992), Leonardi và ctv (1993) kết luận rằng thời gian thụ phấn thích hợp nhất là từ 3 đến 6 giờ sau khi hoa lưỡng tính nở. Do đó cần phải tiến hành thêm các nghiên cứu về phương pháp bảo quản nguồn phấn và xác định thời gian thụ phấn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Barros, L. de M. (1988). Floral biology, harvest and yield. In: Cashew tree culture in Northeast of Brasil (ed. V.de P. M. S. Lima) pp 200-11 (Foraleza: Brasil). 2. Leonardi, J., Chacko, E. K., Vithanage, V. (1993). Studies on pollination , tube growth and fruit set in cashew. Working paper of the Sixth Annual Cashew Research and Development Workshop, May 25, 1993, Darwin, Northern Territory, Australia. 3. Reddi, E.U.B. (1991). Pollinating agent of cashew – wind or insects?. Indian Cashew Journal 20, 13-8. 4. Thimmaraju, K. R., Reddy, M.A.N., Reddy, B.G.S. and Sulladmath. U.V. (1980) Studies on floral biology of cashew (Anacardium occidentale L). Mysore Journal of Agricultural Science 14, 490-7. 4. Wunnachi, W., Sedley, M. (1992). Floral structure and phenology of cashew in relation to yield. Journal of Horticultuaral Science 67, 769-77. 5. Wunnachit , W. and Seddley, M. (1992c). Pollination and yield of cashew. Working paper of the Fifth Annual Cashew Research and Development Workshop, May 18-19, 1992, Kununurra, Western Australia. 60-2. 6. Wunnachit, W., Jenner, C. and Seddley, M. (1992b) Poleln vigour and composition in relation to andromonoecy in cashew (Anacardium occidentale L. : Anacardiaceae) Sexual plant reproduction 5, 264-9. 7. Wunnnachit , W. and Seddley, M. (1992b). Characteristics of cashew pollen. Working paper of the Fifth Annual Cashew Research and Development Workshop, May 18-19, 1992, Kununurra, Western Australia. 58-9. |
Trở lại In Số lần xem: 3916 |
[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
|