Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  21
 Số lượt truy cập :  33327955
Lai tạo giống bò kháng bệnh lao sử dụng công nghệ CRISPR

Công nghệ chỉnh sửa gien CRISPR/Cas9 lần đầu tiên được sử dụng để lai tạo thành công giống bò tăng sức đề kháng với bệnh lao. Báo cáo nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí truy cập mở Genome Biology. Các nhà nghiên cứu của Đại học Thú y ở Thiểm Tây, Trung Quốc đã sử dụng một phiên bản sửa đổi của công nghệ chỉnh sửa gien CRISPR để chèn một gien mới vào hệ gien của giống bò thông thường.

 

Công nghệ chỉnh sửa gien CRISPR/Cas9 lần đầu tiên được sử dụng để lai tạo thành công giống bò tăng sức đề kháng với bệnh lao. Báo cáo nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí truy cập mở Genome Biology.

 

Các nhà nghiên cứu của Đại học Thú y ở Thiểm Tây, Trung Quốc đã sử dụng một phiên bản sửa đổi của công nghệ chỉnh sửa gien CRISPR để chèn một gien mới vào hệ gien của giống bò thông thường.

Tiến sĩ Yong Zhang, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: “Chúng tôi sử dụng một phiên bản mới của hệ thống CRISPR gọi là CRISPR/Cas9n để chèn thành công một gien kháng bệnh lao, được gọi là NRAMP1, vào hệ gien của bò. Chúng tôi sau đó đã lai tạo thành công giống bò tăng sức đề kháng với bệnh lao. Quan trọng hơn, công nghệ CRISPR chúng tôi sử dụng có thể rất phù hợp trong việc lai tạo các giống gia súc biến đổi gien”.

Công nghệ CRISPR đã được sử dụng rộng rãi trong các phòng thí nghiệm trong những năm gần đây vì đây là một giải pháp chính xác và tương đối dễ dàng để thay đổi mã di truyền.

Tiến sĩ Zhang giải thích: “Khi bạn muốn chèn một gien mới vào một gien của động vật có vú, việc tìm thấy nơi tốt nhất trong hệ gien để chèn gien này là rất khó khăn. Bạn phải tìm trên toàn bộ bộ gien, tìm kiếm một khu vực mà bạn nghĩ rằng sẽ gây ảnh hưởng ít nhất đến các gien ở gần khác. Chúng tôi đã sử dụng một phương pháp tiếp cận tỉ mỉ để xác định khu vực phù hợp nhất cho việc chèn gien”.

Thông qua việc sử dụng công nghệ CRISPR/Cas9n, các nhà nghiên cứu đã đưa gien NRAMP1 vào hệ gien nguyên bào sợi của bò, một tế bào được chiết xuất từ những con bò sữa. Những tế bào này sau đó được sử dụng trong một quá trình chuyển đổi nhân tế bào, nơi mà các nhân của tế bào hiến tặng mang gien mới được chèn vào một tế bào trứng của một con bò cái. Các tế bào trứng được nuôi dưỡng trong phòng thí nghiệm thành phôi thai trước khi được chuyển vào bò mẹ cho một chu kỳ mang thai bình thường. Các thí nghiệm cũng được tiến hành bằng cách sử dụng công nghệ CRISPR/Cas9 tiêu chuẩn để so sánh.

Tổng cộng có 11 con bê với các gien mới được chèn vào sử dụng công nghệ CRISPR được tiến hành đánh giá về khả năng chống bệnh lao. Phân tích di truyền của bò cho thấy rằng NRAMP1đã được tích hợp thành công vào mã di truyền ở các khu vực mục tiêu của hệ gien ở tất cả các con bê.

Khi bê được tiếp xúc với M. bovis, vi khuẩn gây bệnh lao ở bò, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng các động vật biến đổi gien này cho thấy một sức đề kháng gia tăng đối với vi khuẩn thể hiện trong mẫu máu. Họ cũng phát hiện ra rằng các tế bào máu trắng lấy từ bê có nhiều khả năng chống lây nhiễm với M.bovis trong các thử nghiệm ở phòng thí nghiệm.

Tiến sĩ Zhang cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi chứng minh là hệ thống CRISP/Cas9n có thể được sử dụng để tạo ra vật nuôi biến đổi gien không gây hại đến các gien khác. Nghiên cứu đã phát hiện ra một vị trí hữu ích trong hệ gien của bò có thể chèn thành công gien mới có lợi cho ngành chăn nuôi”.
 
Nguyễn Minh Thu - Mard,theo Phys.org
Trở lại      In      Số lần xem: 1088

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD