Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  62
 Số lượt truy cập :  34084999
Lần đầu tiên giải trình tự bộ gien lạc

 

Sáng kiến quốc tế về bộ gien của lạc (nhóm các nhà di truyền học cây trồng đa quốc gia, những người đang cùng song song thực hiện nghiên cứu trong nhiều năm qua) đã thành công trong giải trình tự bộ gien của cây lạc. Scott Jackson - Giám đốc Trung tâm Công nghệ ứng dụng di truyền của trường Khoa học Môi trường và Nông nghiệp trực thuộc trường Đại học Georgia đảm nhiệm chức vụ chủ nhiệm của Sáng kiến quốc tế về bộ gien của lạc (IPGI).

Sáng kiến quốc tế về bộ gien của lạc (nhóm các nhà di truyền học cây trồng đa quốc gia, những người đang cùng song song thực hiện nghiên cứu trong nhiều năm qua) đã thành công trong giải trình tự bộ gien của cây lạc.

 

Scott Jackson - Giám đốc Trung tâm Công nghệ ứng dụng di truyền của trường Khoa học Môi trường và Nông nghiệp trực thuộc trường Đại học Georgia đảm nhiệm chức vụ chủ nhiệm của Sáng kiến quốc tế về bộ gien của lạc (IPGI). Trình tự bộ gien của lạc mới này sẽ sẵn có cho các nhà nghiên cứu và các nhà lai tạo giống cây trồng trên toàn cầu để hỗ trợ họ lai tạo ra nhiều giống lạc có năng suất cao hơn và có khả năng chống chịu lớn hơn.
 
Cây lạc, tên khoa học là Arachis hypogaea và cũng được gọi là đậu phộng, có ý nghĩa rất quan trọng về thương mại và dinh dưỡng. Trong khi các cây họ đậu giàu dầu và giàu prôtêin được coi là loại nông sản hàng hóa ở các nước phát triển, nó vẫn chỉ là một cây lương thực ở các nước đang phát triển. Cây lạc có vai trò rất quan trọng ở Mỹ và cũng rất quan trọng đối với các quốc gia đang phát triển, Jackson cho biết. Ở nhiều nơi, nó là một nguồn cung cấp calo chính cho các gia đình và là cây thu hoa lợi của người nông dân. Trên toàn thế giới, nông dân có xu hướng trồng khoảng 24 triệu ha lạc mỗi năm, sản xuất ra khoảng 40 triệu tấn.
 
Cải thiện các giống lạc để có khả năng kháng cao hơn với hạn hán, côn trùng và bệnh dịch có thể giúp nông dân ở các nước phát triển sản xuất ra nhiều lạc hơn, sử dụng ít thuốc trừ sâu và các hóa chất khác hơn, đồng thời giúp nông dân ở các nước nước đang phát triển nuôi sống gia đình của họ và đảm bảo sinh kế hơn nữa, nhà di truyền học Rajeev Varshney (từ Viện Nghiên cứu cây trồng quốc tế vùng nhiệt đới bán khô hạn ở Ấn Độ đang làm việc tại IPGI) cho biết. Những nỗ lực để giải trình bộ gien của lạc đã diễn ra trong nhiều năm. Trong khi việc lai tạo ra các giống lạc phục vụ mục đích thâm canh đã thành công, cấu trúc di truyền của cây họ đậu này còn tương đối ít được biết đến do độ phức tạp của nó, theo Peggy Ozias-Akins - nhà di truyền học thực vật cùng làm việc với IPGI và là giám đốc Viện Di truyền và lai tạo giống cây trồng của trường Đại học UGA. Các giống lạc canh tác ngày nay là kết quả của một quá trình lai chéo tự nhiên giữa hai loài hoang dã, Arachis duranensis và Arachis ipaensis, đã diễn ra ở bắc Ác-hen-ti-na 4.000 - 6.000 năm trước đây. Bởi vì tổ tiên của chúng là hai loài khác nhau, cây lạc ngày nay là một thể đa bội, có nghĩa là loài này có thể mang hai bộ gien riêng biệt, là tiểu gien A và B.
 
Để lập bản đồ cấu trúc của cây lạc, các nhà nghiên cứu đã giải trình bộ gien của hai loài bố mẹ tổ tiên của chúng vì hai loài đó đại diện cho giống lạc được canh tác. Trình tự bộ gien đó sẽ giúp các nhà nghiên cứu tiếp cận được 96% tất cả các gien trong toàn bộ bộ gien của cây lạc, cung cấp một bản đồ phân tử cần thiết để nhanh chóng lai tạo ra các giống lạc có khả năng chịu hạn và kháng bệnh, yêu cầu điều kiện đầu vào thấp và cho năng suất cao hơn. Hai loài tổ tiên hoang dã của chúng đã được thu thập ngoài tự nhiên, được bảo tồn trong ngân hàng gien và sau đó được IPGI đ sử dụng để hiểu rõ hơn bộ gien của cây lạc. Bộ gien của hai loài tổ tiên cung cấp các mô hình quan trọng cho bộ gien của cây lạc đã được canh tác. A. duranenis đóng vai trò như một mô hình cho tiểu gien A của cây lạc đã được canh tác trong khi A. ipaensis đại diện cho tiểu gien B. Nắm được trình tự bộ gien của hai loài bố mẹ sẽ cho phép các nhà nghiên cứu nhận biết được cấu trúc bộ gien của cây lạc được canh tác bằng cách phân biệt giữa hai tiểu gien biểu hiện ở loài thực vật này. Hiểu được cấu trúc của bộ gien lạc sẽ đặt nền móng cho các giống mới mang những đặc tính mong đợi như khả năng kháng bệnh và chịu hạn.
 
Sáng kiến quốc tế về bộ gien lạc sẽ mang lại cho các nhà khoa học Mỹ, Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ và Israel phác họa trình tự bộ gien lạc, mô tả đặc điểm di truyền và kiểu hình ở các giống lạc được canh tác và các giống hoang dại đồng thời giúp phát triển một công cụ di truyền cho công tác nhân giống lạc. Trình tự ban đầu đã được thực hiện bởi BGI, Thâm Quyến, Trung Quốc trước đây được biết đến là Viện Gien Bắc Kinh. Tổ hợp được thực hiện tại BGI, Cơ quan Nghiên cứu Nông nghiệp (ARS) của USDA ở Ames, Iowa, và tại trường Đại học California, Davis.
 
M.T. Mard, Theo Sciencedaily.
Trở lại      In      Số lần xem: 1045

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD