Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  57
 Số lượt truy cập :  34076305
Lập bản đồ an ninh lương thực và khả năng tự cung của các thành phố lớn

Các thành phố thủ đô giàu có khác nhau rất nhiều về sự phụ thuộc vào thị trường lương thực toàn cầu. Thủ đô Úc Canberra sản xuất phần lớn các thực phẩm phổ biến nhất của mình trong vùng nội địa trong khu vực, trong khi Tokyo chủ yếu đảm bảo an ninh lương thực của mình thông qua nhập khẩu.

Các thành phố thủ đô giàu có khác nhau rất nhiều về sự phụ thuộc vào thị trường lương thực toàn cầu. Thủ đô Úc Canberra sản xuất phần lớn các thực phẩm phổ biến nhất của mình trong vùng nội địa trong khu vực, trong khi Tokyo chủ yếu đảm bảo an ninh lương thực của mình thông qua nhập khẩu. Vùng nội địa của Copenhagen sản xuất chưa đến một nửa mức tiêu thụ các loại thực phẩm phổ biến nhất. Lần đầu tiên, các nhà nghiên cứu lập được bản đồ hệ thống thực phẩm của các thành phố thủ đô, một cái nhìn sâu sắc cần thiết cho an ninh lương thực trong tương lai nếu tăng dân số, biến đổi khí hậu và bất ổn chính trị sẽ ảnh hưởng đến thị trường mở.

 

marked.jpg

 

An ninh lương thực

 

Các thành phố thủ đô giàu có khác nhau rất nhiều về sự phụ thuộc vào thị trường lương thực toàn cầu. Thủ đô Úc Canberra sản xuất phần lớn các thực phẩm phổ biến nhất của mình trong vùng nội địa trong khu vực, trong khi Tokyo chủ yếu đảm bảo an ninh lương thực của mình thông qua nhập khẩu. Vùng nội địa của Copenhagen sản xuất chưa đến một nửa mức tiêu thụ các loại thực phẩm phổ biến nhất. Lần đầu tiên, các nhà nghiên cứu lập được bản đồ hệ thống thực phẩm của các thành phố thủ đô, một cái nhìn sâu sắc cần thiết cho an ninh lương thực trong tương lai nếu tăng dân số, biến đổi khí hậu và bất ổn chính trị sẽ ảnh hưởng đến thị trường mở.

 

"Ba thành phố lớn trong nghiên cứu của chúng tôi đạt được an ninh lương thực với mức độ khác nhau về khả năng tự cung cấp cũng như về thương mại thị trường trong nước và toàn cầu. Điều quan trọng là phải hiểu được những dòng chảy thực phẩm như vậy để hiểu về thách thức năng lượng và nguy cơ bất ổn chính trị quốc gia khi thiếu thực phẩm và ảnh hưởng của nó đến thương mại thực phẩm rộng lớn,​​” Giáo sư Tiến sĩ John R. Porter từ Trường Đại học Copenhagen, cho biết.

 

Nghiên cứu cho thấy, sản lượng đất nông nghiệp cao đã ảnh hưởng đến sự tự cung của các thành phố hơn 40 năm qua, nhưng tổng thể khả năng của các thành phố để nuôi sống bản thân lại không có khả năng bắt kịp với dân số ngày càng tăng.

 

Khả năng tự cung không tăng cùng với tăng trưởng dân số

 

Đặc biệt là ở thủ đô của Úc và thủ đô của Nhật Bản, nơi mà dân số đã tăng lên rất nhiều trong 40 năm qua, thì khả năng tự cung đã giảm; ở Canberra từ 150 xuống còn 90 phần trăm và ở Tokyo từ 41 xuống còn 27 phần trăm.

 

Điều này bất chấp sự gia tăng năng suất đất nông nghiệp trên mỗi ha. Copenhagen, trái lại, đã tăng khả năng tự cung từ 34-45 phần trăm bởi vì dân số của nó vẫn tương đối ổn định.

 

"Khi khả năng tự cung của một thành phố giảm xuống thì nó trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào thị trường toàn cầu. Ví dụ như, Nhật Bản nhập khẩu lúa mì từ 600.000 ha đất nông nghiệp nước ngoài để đáp ứng nhu cầu của thủ đô nước họ và khu vực xung quanh trong năm 2005. Điều này có nghĩa rằng các thành phố lớn ngay bây giờ nên bắt đầu đầu tư vào nông nghiệp đô thị đặc biệt là nếu biến đổi khí hậu có ảnh hưởng lớn đến sản xuất thực phẩm và các bộ phận khác của chuỗi thức ăn trong tương lai," John R Porter nhận xét.

 

Nghiên cứu chỉ tập trung vào sản xuất lịch sử, hiện tại chứ không xem xét liệu những thay đổi trong các hoạt động quản lý đất đai có thể tăng năng suất hơn nữa hay không hoặc liệu người tiêu dùng có sẵn sàng hạn chế dùng các sản phẩm theo mùa tại địa phương hay không.  

 

Tranh luận khoa học về an ninh lương thực và đô thị hóa

 

Hơn một nửa dân số con người sống trong thành phố hoặc gần thành phố. Điều đó đã làm tăng vận chuyển lương thực toàn cầu, là yếu tố chiếm 15 phần trăm phát thải khí nhà kính toàn cầu.

 

Cả an ninh lương thực và đô thị hóa đều nằm trong chương trình hội nghị quốc tế lớn về tính bền vững trong năm tới.

 

"Đại hội sẽ là một sự kiện quan trọng để thảo luận về cái nhìn mới về an ninh lương thực toàn cầu và những thách thức khác nhau của người dân nông thôn và thành thị. Ngoài ra, chúng ta có được một cơ hội duy nhất để kích thích cuộc thảo luận với góc độ chuyên môn của các ngành khác, chẳng hạn như kinh tế, đa dạng sinh học và sức khỏe".

 

Đại hội được tổ chức bởi Đại học Copenhagen và diễn ra trong tháng 10 năm 2014.

 

Thanh Vân - Dostdongnai, Theo Eurekalert

Trở lại      In      Số lần xem: 1354

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD