Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  52
 Số lượt truy cập :  34071240
Lây lan dịch hại cây trồng trở nên tồi tệ hơn khi trái đất ấm lên

Một nghiên cứu mới cho thấy, sự nóng lên toàn cầu đang dẫn đến sự lây lan của dịch hại cây trồng theo hướng Cực Bắc và Cực Nam với tốc độ gần 3 km một năm. Nghiên cứu , được công bố trên tạp chí Nature Climate Changeđược thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Exeter và Đại học Oxford.

Một nghiên cứu mới cho thấy, sự nóng lên toàn cầu đang dẫn đến sự lây lan của dịch hại cây trồng theo hướng Cực Bắc và Cực Nam với tốc độ gần 3 km một năm.

 
crop pests.jpg

Bọ cánh cứng tấn công thông trên núi. Sự nóng lên thường kích thích côn trùng ăn thực vật ở các vĩ độ cao như trong dịch bọ cánh cứng ăn thông trên núi (Dendroctonus ponderosae) đã phá hủy nhiều diện tích rừng thông lớn Tây Bắc Thái Bình Dương Mỹ. (Ảnh: TreePhoto/Fotolia)

 

Nghiên cứu , được công bố trên tạp chí Nature Climate Change và được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Exeter và Đại học Oxford, cho thấy mối quan hệ mạnh mẽ giữa nhiệt độ toàn cầu tăng trong 50 năm qua và sự mở rộng phạm vi của dịch hại cây trồng .

 

Hiện nay 10-16% sản lượng cây trồng toàn cầu bị mất do dịch hại. Dịch hại cây trồng bao gồm nấm, vi khuẩn, virus, côn trùng, tuyến trùng, viroid và nấm oomycete. Sự đa dạng của dịch hại cây trồng tiếp tục mở rộng và những giống mới liên tục phát triển. Thiệt hại trên các cây trồng chính do nấm và các vi sinh vật giống như nấm, đủ để nuôi gần chín phần trăm dân số toàn cầu hiện nay. Nghiên cứu cho thấy rằng con số này sẽ tăng hơn nữa nếu nhiệt độ toàn cầu tiếp tục tăng như dự đoán.

 

Sự lây lan của dịch hại là do hoạt động của con người lẫn các quá trình tự nhiên gây ra nhưng được cho chủ yếu là từ vận tải hàng hóa quốc tế. Nghiên cứu này cho thấy rằng, khí hậu nóng lên đang tạo điều kiện cho dịch hại hình thành ở các khu vực không phù hợp trước đây. Ví dụ như, sự nóng lên thường kích thích côn trùng ăn thực vật ở các vĩ độ cao như trong dịch bọ cánh cứng ăn thông trên núi ( Dendroctonus ponderosae) đã làm phá hủy nhiều diện tích rừng thông lớn ở Tây Bắc Thái Bình Dương Mỹ. Ngoài ra, nấm đạo ôn ở lúa, có mặt trên 80 quốc gia và có ảnh hưởng rất lớn cả về kinh tế nông nghiệp lẫn sức khỏe hệ sinh thái, hiện nay đã chuyển sang lúa mì. Được coi là một căn bệnh mới, bệnh đạo ôn lúa mì làm giảm mạnh sản lượng lúa mì tại Brazil.

 

Tiến sĩ Dan Bebber từ Đại học Exeter cho biết: " Nếu dịch hại cây trồng tiếp tục di chuyển về phía các cực khi Trái đất ấm lên thì ảnh hưởng kết hợp giữa dân số thế giới ngày càng tăng và sự mất mát các loại cây trồng do sâu bệnh ngày càng nhiều sẽ đặt ra một mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh lương thực toàn cầu".

 

Giáo sư Sarah Gurr từ Đại học Exeter (trước đây tại Đại học Oxford ) cho biết: "Cần có những nỗ lực mới để theo dõi sự lây lan của dịch hại cây trồng và kiểm soát chuyển động của chúng từ vùng này đến vùng khác nếu chúng ta muốn ngăn chặn sự sụp đổ không ngừng của cây trồng trên thế giới trong bối cảnh biến đổi khí hậu".

 

Nghiên cứu sử dụng các quan sát đã được công bố về sự phân bố của 612 loài dịch hại thu thập được trong 50 năm qua. Nghiên cứu cho thấy, sự chuyển động của dịch hại về phía 2 đầu cực bắc và nam và vào các khu vực mới trước đây chưa từng xâm lấn tương ứng với nhiệt độ tăng trong thời gian đó.

 

Xem thêm tại http://www.eurekalert.org/pub_releases/2013-09/uoe-soc082913.php

 

Thanh Vân - Dostdongnai, Theo Eurekalert.

Trở lại      In      Số lần xem: 1453

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD