Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  16
 Số lượt truy cập :  33331123
Lối đi nào cho ngành mía đường?

Thông tin từ Bộ NN&PTNT cho biết diện tích mía cả nước trong niên vụ 2015-2016 là 284.000ha, giảm 6,7%, với sản lượng 18,3 triệu tấn, giảm 8%. Tổng lượng mía mà các nhà máy đưa vào chế biến là 13 triệu tấn sản xuất ra 1,5 triệu tấn đường, giảm trên 180.000 tấn (tương đương giảm 10,4%) so với vụ trước và thấp hơn so với kế hoạch đầu năm là 1,56 triệu tấn đường. Trong khi đó, theo Cục Chế biến, thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối, không chỉ giảm sản lượng, chất lượng mía cũng giảm rõ rệt.

Thông tin từ Bộ NN&PTNT cho biết diện tích mía cả nước trong niên vụ 2015-2016 là 284.000ha, giảm 6,7%, với sản lượng 18,3 triệu tấn, giảm 8%. Tổng lượng mía mà các nhà máy đưa vào chế biến là 13 triệu tấn sản xuất ra 1,5 triệu tấn đường, giảm trên 180.000 tấn (tương đương giảm 10,4%) so với vụ trước và thấp hơn so với kế hoạch đầu năm là 1,56 triệu tấn đường.

 

miaduong

Dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng ngành mía đường vẫn còn khá nhiều dư địa để phát triển nếu quyết tâm thay đổi

 

Trong khi đó, theo Cục Chế biến, thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ NN&PTNT), không chỉ giảm sản lượng, chất lượng mía cũng giảm rõ rệt. Cụ thể, chữ đường bình quân của mía đưa vào nhà máy chế biến chỉ đạt 9,64 CCS, thấp hơn vụ trước gần 0,56 CCS.

 

Hệ quả, trong khi giá đường Thái Lan chỉ khoảng 12.000 đồng một kg thì đường VN có thời điểm lên tới hơn 30.000 đồng. Chính vì vậy, ngành đường VN đang đối mặt với nhiều khó khăn từ đường nhập khẩu, nhập lậu, chưa kể những tác động từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà VN đã ký kết với các nước đang và sắp có hiệu lực.

 

Số liệu của Bộ NN&PTNT cũng cho biết diện tích mía được tưới bổ sung tại VN hiện nay chỉ có gần 17.000ha. Trong điều kiện thâm canh bình thường, nước tưới bổ sung sẽ giúp tăng năng suất khoảng 35-50% so với canh tác mía phụ thuộc hoàn toàn vào nước trời. Việc áp dụng cơ giới hóa vào khâu làm đất sẽ giảm 25-33% chi phí, chưa kể mức độ cày sâu của đất tăng gấp đôi từ 25-30cm lên 50-60cm, giúp cây mía tăng trưởng nhanh, khỏe mạnh hơn.

 

Cần lưu ý rằng, Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất chịu tác động xấu của biến đổi khí hậu. Ngay tại Ấn Độ là nhà sản xuất đường lớn thứ hai thế giới với 5 triệu ha đất trồng mía, cũng đang phải đối mặt với tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu khiến giảm năng suất mía và tỷ lệ thu hồi đường.

 

Để đối phó thách thức này, chính phủ Ấn Độ lập ra Viện Nghiên cứu và Phát triển Mía đường với mục tiêu đến 2030 tăng năng suất mía lên 100 tấn mỗi ha, tăng tỷ lệ thu hồi đường lên trên 11% và giảm chi phí sản xuất.

 

Cụ thể, quan điểm đối phó với khí hậu ngày càng khắc nghiệt của Ấn Độ là sàng lọc gen giống có thể chịu được khí hậu bất lợi, đánh giá tác động của khí hậu và lập cơ sở dữ liệu, sử dụng nguồn nước hiệu quả; cơ giới hoá và thông tin rộng rãi các dự báo thời tiết, các loại sâu bệnh…

 

Tại Australia, nông dân áp dụng các biện pháp ngắn hạn với chi phí thấp nhất như cung cấp chất hữu cơ cho đất và nâng cao kỹ thuật tưới, kỹ thuật bón phân… dài hạn với mức lợi ích cao nhất, như tuyển chọn giống tốt, tăng cường phòng dịch và thúc đẩy tích tụ ruộng đất…

 

Đặc biệt tại Thái Lan sau khi chính phủ nước này ban hành Đạo luật mía đường thì ngành này của Thái Lan đã có những tiến bộ vượt bậc. Từ mức hơn 20 triệu tấn mía và 2 triệu tấn đường vụ mùa 1984-1985, đến 2014-2015 Thái Lan đã sản xuất được 94 triệu tấn mía và gần 13 tấn đường. Thái Lan là nước duy nhất trong Đông Nam Á phải xuất khẩu đường, tất cả những nước còn lại đều nhập mới đủ cung.

 

Nhìn rộng như vậy để thấy rằng dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng ngành mía đường vẫn còn khá nhiều dư địa để phát triển nếu quyết tâm thay đổi bởi trình độ canh tác, áp dụng khoa học kỹ thuật vẫn còn rất thô sơ.

 

Theo các chuyên gia, Việt Nam phải tập trung phát triển các giống mía mới chịu được biến đổi thời tiết, áp dụng kỹ thuật cao và cơ giới hoá để tăng năng suất, tăng lợi nhuận cho người nông dân và giảm giá đường thành phẩm. Để làm được điều đó, Chính phủ cần có một tầm nhìn dài hạn về ngành mía đường và có những chính sách cụ thể hơn để tăng hiệu quả cạnh tranh.

 

Phan Nam - DĐDN.

Trở lại      In      Số lần xem: 1078

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD