Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  26
 Số lượt truy cập :  33350272
Lợn biến đổi gen có thể sớm trở thành loài hiến tạng cho con người

Lĩnh vực cấy ghép dị loài – ghép tạng từ loài này sang loài kia – đã tăng tốc ấn tượng kể từ khi khám phá ra công cụ biên tập gen CRISPR cách đây vài năm. Những rào cản mà trước đây dường như không thể vượt qua giờ đã không còn quá vô vọng nữa. Bước phát triển cột mốc mới nhất trong lĩnh vực này đến từ một nhóm các nhà khoa học đã tạo thành công lợn con sửa đổi gen không chứa 25 dạng retrovirus thường có mặt trong lợn nhưng được cho là gây hại cho con người.

Lĩnh vực cấy ghép dị loài – ghép tạng từ loài này sang loài kia – đã tăng tốc ấn tượng kể từ khi khám phá ra công cụ biên tập gen CRISPR cách đây vài năm. Những rào cản mà trước đây dường như không thể vượt qua giờ đã không còn quá vô vọng nữa. Bước phát triển cột mốc mới nhất trong lĩnh vực này đến từ một nhóm các nhà khoa học đã tạo thành công lợn con sửa đổi gen không chứa 25 dạng retrovirus thường có mặt trong lợn nhưng được cho là gây hại cho con người.

 


Những chú lợn con khỏe mạnh này được sửa đổi gen để không chứa retrovirus, mang chúng ta đến gần thêm một bước với mục tiêu thu được bộ phận cấy ghép cơ quan động vật/người (Ảnh: eGenesis)

 

Đã có một vài vấn đề hiển nhiên mà các nhà khoa học phải vượt qua trước khi có khả năng cấy ghép thành công cơ quan của lợn vào con người. Dù cơ quan lợn là ứng viên sáng giá nhất để cấy ghép cho người xét về kích thước và chức năng tương tự, không có gì ngạc nhiên, chúng thường kích thích phản ứng đào thải miễn dịch đáng kể ở người.

 

Vấn đề đầu tiên đang được các nhà khoa học giải quyết, bao gồm 2 nhà nghiên cứu cấy ghép tiên phong Joseph Tector và David Cooper từ Đại học Alabama ở Birmingham. Cả hai nhà khoa học đã tạo được những bước đột phá lớn trong việc xác định các gen quan trọng ở lợn kích hoạt sự đào thải miễn dịch người. Sử dụng CRISPR, họ đã tạo ra lợn có các gen quan trọng này bị ức chế và tin rằng các thử nghiệm trên người sử dụng cơ quan lợn cấy ghép có thể sớm bắt đầu.

 

Một vấn đề lớn khác mà các nhà khoa học đang phải đối mặt khi cấy ghép cơ quan lợn vào người là sự hiện diện rộng rãi của một số loại retrovirus ở loài vật này. Có tên là retrovirus nội sinh heo (PERV), các dạng virus này là tàn tích của lây nhiễm virus quá khứ và không gây hại ở lợn nhưng nhiều người tin chúng có thể đặt ra mối đe dọa khi được truyền qua hệ thống của người, đặc biệt khi xem xét tình trạng thiếu phản ứng miễn dịch của bệnh nhân được cấy ghép.

 

Đột phá mới nhất thực hiện bởi các nhà nghiên cứu từ Đại học Havard và Công ty eGenesis trụ sở tại Massachusetts này liên quan đến sử dụng thành công CRISPR để sửa đổi lợn con khỏe mạnh hoàn toàn không mang virus PERV. Nghiên cứu đã xác định và vô hiệu hóa 25 công tắc gen được biết kích hoạt PERV, cho phép lợn nái sinh hộ được cấy thành công phôi không chứa PERV và sinh ra lợn con không chứa dạng virus nội sinh này.

 

Không thể chối cãi được rằng CRISPR đang tăng tốc nghiên cứu trong lĩnh vực cấy ghép dị chủng. Ngoài nghiên cứu từ đầu năm cho thấy thành công trong việc tạo một con vật lai người-lợn, ngày càng thấy rõ rằng chúng ta có thể sớm giải quyết được những thách thức của việc cấy ghép cơ quan người-lợn.

 

LH - Dostdongnai, theo New Atlas.

Trở lại      In      Số lần xem: 1796

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD