Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  17
 Số lượt truy cập :  33350378
Mô hình 3-D mới dự đoán phương pháp trồng tốt nhất cho nông dân

Khi nông dân thăm đồng vào mùa hè này, họ có một số câu hỏi: bao nhiêu cây mọc lên/mẫu đất? Thay đổi khoảng cách giữa các luống trồng sẽ ảnh hưởng đến sản lượng như thế nào? Liệu có sự khác biệt nào không nếu luống trồng theo hướng bắc - nam hay đông - tây? Một mô hình máy tính có thể trả lời những câu hỏi này bằng cách so sánh hàng tỷ cánh đồng ảo với mật độ trồng, khoảng cách luống và hướng khác nhau.

Khi nông dân thăm đồng vào mùa hè này, họ có một số câu hỏi: bao nhiêu cây mọc lên/mẫu đất? Thay đổi khoảng cách giữa các luống trồng sẽ ảnh hưởng đến sản lượng như thế nào? Liệu có sự khác biệt nào không nếu luống trồng theo hướng bắc - nam hay đông - tây? Một mô hình máy tính có thể trả lời những câu hỏi này bằng cách so sánh hàng tỷ cánh đồng ảo với mật độ trồng, khoảng cách luống và hướng khác nhau.

 

Trường Đại học Illinois và Viện Sinh học tính toán ở Thượng Hải đã phát triển mô hình máy tính để dự đoán năng suất của các giống cây trồng khác nhau trong tập hợp các điều kiện trồng. Được đăng tải trên BioEnergy-Research (Nghiên cứu năng lượng sinh học), mô hình này mô tả sự phát triển của các cây theo kỹ thuật 3D, kết hợp các mô hình của quá trình sinh hóa và sinh lý học ẩn sau năng suất.

Cùng hợp tác với trường Đại học Sao Paulo ở Braxin, họ đã sử dụng mô hình này để giải quyết câu hỏi của các nhà sản xuất mía đường: phải hy sinh bao nhiêu cây mía để đạt được lợi ích của kỹ thuật trồng bảo tồn này?

Tác giả Steve Long, Giáo sư sinh học thực vật và khoa học cây trồng tại Viện Nghiên cứu Sinh học về bộ gien Carl R. Woese, cho biết: "Máy thu hoạch mía hiện nay cắt từng luống đơn lẻ trong suốt thời gian thu hoạch, tốn nhiều thời gian và khiến cây không đứng vững được. Điều này có thể được giải quyết nếu cây được trồng theo hai luống (luống đôi) cách nhau. Tuy nhiên, cây trồng theo luống đôi sẽ che bóng lẫn nhau nhiều hơn, làm mất lợi nhuận".

Mô hình cho thấy khoảng cách của luống đôi gây tổn thất khoảng 10% năng suất so với khoảng cách của luống trồng truyền thống; Tuy nhiên, tổn thất này có thể giảm xuống chỉ còn 2% bằng cách chọn giống có lá ngang theo hướng Bắc-Nam.

"Mô hình này có thể áp dụng cho các loại cây trồng khác để đưa ra các thiết kế trồng tối ưu cho các môi trường cụ thể", Yu Wang, một nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại Illinois và là người dẫn đầu nghiên cứu cho biết. "Nó cũng có thể được sử dụng để thay đổi dự đoán kết quả tiềm năng cho một cánh đồng".

Các tác giả dự đoán mô hình này sẽ đặc biệt hữu ích khi trồng trọt dựa vào máy móc trở nên phổ biến hơn.
 
N.T.H. - Mard, theo Sciencedaily.
Trở lại      In      Số lần xem: 873

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD