Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  31
 Số lượt truy cập :  34081118
Mô hình giảm lượng giống gieo sạ ở Đồng Tháp Mười

Đồng Tháp Mười (ĐTM) nằm ở phía Bắc Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với diện tích tự nhiên là là 696.496 ha. Đất đai ĐTM được chia thành 3 nhóm chính, trong đó đất phèn có diện tích lớn nhất, chiếm 39,27%. Cây trồng chính vẫn là cây lúa với cơ cấu mùa vụ phổ biến là Lúa Đông Xuân - lúa Hè Thu - lúa Thu Đông, Lúa Đông Xuân- mè Xuân Hè- lúa Hè Thu, lúa Đông Xuân- lúa Hè Thu.

Đồng Tháp Mười (ĐTM) nằm ở phía Bắc Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với diện tích tự nhiên là là 696.496 ha. Đất đai ĐTM được chia thành 3 nhóm chính, trong đó đất phèn có diện tích lớn nhất, chiếm 39,27%. Cây trồng chính vẫn là cây lúa với cơ cấu mùa vụ phổ biến là Lúa Đông Xuân - lúa Hè Thu - lúa Thu Đông, Lúa Đông Xuân- mè Xuân Hè- lúa Hè Thu, lúa Đông Xuân- lúa Hè Thu.

 

Trong canh tác lúa, nông dân chưa sử dụng nhiều giống có phẩm cấp, lượng giống sạ còn cao từ 150-180 kg. Từ khâu sử dụng lượng giống nhiều dẫn đến phải sử dụng nhiều phân bón, thuốc sâu bệnh, làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận cho người sản xuất, đặc biệt ảnh hưởng đến nông sản, sức khỏe con người và ô nhiễm môi trường.

 

Thực hiện chủ trương của Bộ Nông nghiệp &PTNT “Giảm lượng hạt giống lúa gieo sạ tại các tỉnh ĐBSCL giai đoạn 2016-2020", Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (KNQG) đã thực hiện Dự án:“Xây dựng và nhân rộng mô hình giảm lượng hạt giống gieo sạ trong sản xuất lúa tại ĐBSCL và Nam Trung bộ”.

 

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Đồng Tháp Mười (thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam) là đơn vị có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và chuyển giao kỹ thuật, đã được KNQG giao thực hiện mô hình Giảm lượng hạt giống lúa gieo sạ(80 kg/ha) trên 2 tỉnh Long An và Đồng Tháp từ năm 2016 - 2018, với quy mô là 360 ha.

 

Trước khi triển khai dự án, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Đồng Tháp Mười liên hệ với Trung tâm Khuyến nông 2 tỉnh: Long An và Đồng Tháp để triển khai dự án trên địa bàn tỉnh, được Trung tâm Khuyến nông tỉnh đồng ý chọn địa bàn huyện Thạnh Hóa (Long An) và Tháp Mười (Đồng Tháp) để thực hiện dự án. Sau đó, Trung tâm Đồng Tháp Mười báo cáo với Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện, Trạm Khuyến nông huyện cùng chọn xã để triển khai. Song song đó, Trung tâm Đồng Tháp Mười gửi công văn cho Sở Nông nghiệp & PTNT 02 tỉnh và UBND 02 huyện về việc thực hiện dự án khuyến nông tại địa phương.

 

Trong quá trình thực hiện Dự án, Trung tâm ĐTM cùng kết hợp với Trạm Khuyến nông từ việc chọn hộ, tập huấn đầu vụ, giao giống, giao phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho nông dân.Vụ Thu Đông 2016, mô hình được thực hiện ở Ấp 2, xã Thạnh An, Thạnh Hóa, Long An, với quy mô 30 ha, có 16 hộ nông dân tham gia và mô hình ở Ấp 1, xã Mỹ Hòa, Tháp Mười, Đồng Tháp, với quy mô 30 ha, có 16 hộ nông dân tham gia.

 

Việc chọn hộ tham gia mô hình được công khai, minh bạch và thông qua địa phương, có biên bản chọn hộ, danh sách lựa chọn hộ kèm theo có xác nhận của chính quyền địa phương.Đối tượng tham gia là hộ nông dân có diện tích sản xuất lúa trực tiếp tại địa điểm được lựa chọn; có kinh nghiệm, tự nguyện tham gia mô hình, có vốn đối ứng và nhiệt tình tiếp thu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới và thực hiện đúng yêu cầu của dự án: gieo sạ 80 kg hạt giống/ha và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật.

 

Qua 3 tháng thực hiện, ngày 6/9/2016 Trung tâm Đồng Tháp Mười tổ chức Hội thảo đầu bờ để đánh giá mô hình ở Thạnh An, với sự tham dự của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Long An, BGĐ Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Thạnh Hóa, Hội Nông dân huyện Thạnh Hóa, Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Vĩnh Hưng, lãnh đạo xã Thạnh An và nông dân các xã Thạnh An, Thạnh Phước, Thạnh Phú, Thủy Tây (Thạnh Hóa, Long An); xã Mỹ Hòa (Tháp Mười, Đồng Tháp); xã Thạnh Hòa (Tân Phước, Tiền Giang), Đài truyền thanh huyện và Doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm là Cty Lương thực - Thực phẩm Long An.

 

Trong hội thảo, các ý kiến của đại biểu và nông dân cùng thống nhất là sạ 80 kg/ha lúa rất đẹp, gốc lúa thông thoáng,ruộng ít bị sâu bệnh hơn khi sạ 150 kg/ha. Ông Trần Văn Tuấn - Đại diện nông dân trong mô hình phát biểu “Mô hình làm tăng lợi nhuận/ha cho người sản xuất;Mô hình tạo liên kết sản xuất và tăng tính tập thể cho người nông dân;Mô hình giảm số lần phun thuốc bệnh, vì vậy giảm ô nhiễm nguồn nước và giảm tác hại đến người trực tiếp sản xuất. Ngoài ra, những người nông dân tham gia mô hình được sự quan tâm của lãnh đạo địa phương và các cơ quan chuyên môn như: được tập huấn kỹ thuật canh tác từ đầu vụ, được Dự án hỗ trợ giống, vật tư và được Phòng Nông nghiệp huyện hỗ trợ 50% giá trị máy phun hạt giống, 2 máy/mô hình”. Ông Tuấn còn hứa “Khi mô hình kết thúc chúng tôi sẽ tiếp tục sạ thưa như thế và có thể lượng giống sạ sẽ còn giảm xuống nữa.Còn đại biểu Nguyễn Văn Sơn (xã Thạnh Phước, Thạnh Hóa) đề nghị có thể giảm lượng giống gieo sạ xuống còn 50 kg/ha.

 

Tuy đây mới là kết quả bước đầu nhưng cũng là nguồn động lực giúp chúng tôi tiếp tục thực hiện tốt dự án này ở những vụ tiếp theo./.

 

Đại biểu tham quan ngoài đồng

Ông Trịnh Hoàng Việt - GĐ Trung tâm Khuyến nông Long An phát biểu trong Hội thảo

TS. Lê Quý Kha - Phó Viện trưởng Viện KHKTNN miền Nam phát biểu trong hội thảo

 

Trở lại      In      Số lần xem: 1892

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD