Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  57
 Số lượt truy cập :  34081153
Mở rộng sản xuất nhiên liệu sinh học có thể đẩy nhanh quá trình nóng lên ở khu vực nhiệt đới
Các nhà nghiên cứu từ học viện công nghệ Massachusetts (MIT) đã nghiên cứu tác động của việc mở rộng sản xuất nhiên liệu sinh học đến khí hậu bằng mô hình với 2 kịch bản: một là cây cối sẽ bị chặt bỏ để trồng các cây trồng sản xuất nhiên liệu sinh học và hai là những nơi rừng vẫn được bảo đảm nhưng lại tăng cường phân bón và thủy lợi để thâm canh tăng năng suất cây trồng sản xuất nhiên liệu sinh học.

 

Theo một nghiên cứu mới đây, sự chuyển đổi trên phạm vi rộng lớn đất giành cho phát triển nhiên liệu sinh học có thể sẽ khiến cho các vùng ở khu vực nhiệt đới trở nên nóng hơn.

 

Các nhà nghiên cứu từ học viện công nghệ Massachusetts (MIT) đã nghiên cứu tác động của việc mở rộng sản xuất nhiên liệu sinh học đến khí hậu bằng mô hình với 2 kịch bản: một là cây cối sẽ bị chặt bỏ để trồng các cây trồng sản xuất nhiên liệu sinh học và hai là những nơi rừng vẫn được bảo đảm nhưng lại tăng cường phân bón và thủy lợi để thâm canh tăng năng suất cây trồng sản xuất nhiên liệu sinh học.

Các nhà nghiên cứu thấy rằng, cả 2 kịch bản này đều tác động không đáng kể đến sự nóng lên toàn cầu. Ví dụ, trong kịch bản đầu tiên mở rộng đất trồng sẽ bức xạ nhiều ánh sáng mặt trời, làm cân bằng với ít cây hơn và mức độ tập trung khí nhà kính cao hơn. Cũng như vậy, ở cả hai kịch bản tăng tỷ lệ diện tích cây trồng nhiên liệu sinh học sẽ có thể giảm sự ấm lên nhờ sử dụng ít nhiên liệu hóa thạch làm nguồn cung cấp năng lượng cơ bản.

Nhưng đồng thời các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra sự khác biệt rõ rệt ở các khu vực khác nhau.

Willow Hallgren, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu sự thay đổi toàn cầu của Viện MIT cho biết, ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu này nhằm chỉ ra rằng các chính sách năng lượng đang khuyến khích việc mở rộng sản xuất nhiên liệu sinh học với quy mô lớn như là một giải pháp để cắt giảm lượng khí thải các bon, tuy nhiên nó đang làm trầm trọng thêm xu hướng ấm lên ở các khu vực nhiệt đới.

Hallgren cho biết rằng, nghiên cứu này khác với các nghiên cứu khác trong việc xem xét những tác động đến khí hậu của nhiên liệu sinh học bởi vì nó liên quan trực tiếp đến  việc xác định những nơi nào trồng và bao nhiêu cây trồng nhiên liệu sinh học nên được trồng.

Những khu vực nơi mà sự ấm lên có thể diễn ra đã được khoanh vùng, bao gồm lưu vực sông Amazon và khu vực trung và tây Phi.

Chính sách trong việc phát triển mở rộng sản xuất nhiên liệu sinh học cần được gắn với việc xác định rõ mức độ ấm lên của khí hậu địa phương, bà Hallgren nói. Nếu chúng ta bảo vệ những khu rừng nhiệt đới, chúng ta sẽ hạn chế được đáng kể sự ấm lên của những khu vực đó, những nơi tồn tại hệ sinh thái rất quan trọng, tác động kinh tế và xã hội lên đời sống của người dân ở những khu vực đó.

Nhóm nghiên cứu của Hallgren nghiên cứu sâu hơn về vấn đề mối quan hệ giữa nhiên liệu sinh học và biến đổi khí hậu ở những khu vực nhiệt đới, trong khi những nghiên cứu trước đó lại tìm hiểu sự liên quan của việc giảm diện tích rừng nhiệt đới để phát triển nông nghiệp có thể là nguyên nhân biến đổi khí hậu và tiếp theo là giảm năng suất nông nghiệp.
 
NB - Mard, theo esciencenew.
Trở lại      In      Số lần xem: 1133

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD