Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  14
 Số lượt truy cập :  33464943
Mối liên hệ mới giữa thay đổi môi trường và sự bùng phát các bệnh truyền nhiễm

Nhà khoa học của Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Quốc gia Mỹ, Bert Van Bocxlaer và một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã tiết lộ rằng, những thay đổi do tác động của con người trong hồ Malawi ở châu Phi là nguyên nhân làm gia tăng bệnh sán máng niệu sinh dục (urogenital schistosomiasis), một căn bệnh nhiệt đới làm suy yếu cơ thể gây ra bởi giun dẹp ký sinh.

Nhà khoa học của Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Quốc gia Mỹ, Bert Van Bocxlaer và một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã tiết lộ rằng, những thay đổi do tác động của con người trong hồ Malawi ở châu Phi là nguyên nhân làm gia tăng bệnh sán máng niệu sinh dục (urogenital schistosomiasis), một căn bệnh nhiệt đới làm suy yếu cơ thể gây ra bởi giun dẹp ký sinh.

 

Các nhà khoa học ước tính rằng, 250 triệu người đang bị nhiễm sán máng trên toàn thế giới và 600 triệu người đang có nguy cơ tiếp xúc với bệnh. Ở một số ngôi làng ven hồ Malawi, 73% người dân và có tới 94% trẻ em trong độ tuổi đến trường bị nhiễm bệnh sán máng niệu sinh dục, một trong vài dạng của bệnh này. Nghiên cứu của Van Bocxlaer cho rằng, sự bùng phát lây nhiễm trực tiếp liên quan tới sự gia tăng dân số và các hoạt động sản xuất nông nghiệp gần hồ Malawi, và có thể bao gồm sự thay đổi về cách ăn uống thiên về các loại cá ăn động vật thân mềm. Chi tiết từ nghiên cứu này và các kiến nghị nhằm làm giảm lây lan bệnh sán máng niệu sinh dục được đăng tải trong tạp chí Trends in Parasitology số ra tháng 5/2014.

Mật độ dân số ở Malawi đã tăng gấp đôi trong 30 năm qua, làm gia tăng tỉ lệ sử dụng đất, đánh bắt cá quá mức và những thay đổi về sinh thái học tạo nên môi trường thuận lợi cho Bulinus nyassanus, một loài ốc sên nước ngọt nhỏ, đóng vai trò làm vật chủ trung gian của động vật ký sinh gây bệnh. Ốc sên nhiễm bệnh giải phóng ra ấu trùng giun dẹt có thể thâm nhập vào da người qua tiếp xúc với nước. Con người là vật chủ cuối cùng và trong lúc lây nhiễm, bài tiết ra trứng nở trong nước và nhiễm cho ốc sên như B. nyassanus.

Van Bocxlaer và nhóm nghiên cứu đã phát hiện rằng hoạt động của con người xung quanh vùng hồ Malawi đã gây ra những thay đổi mạnh mẽ trong hệ sinh thái của hồ. Những thay đổi quan sát được bao gồm gia tăng trầm tích và dòng chảy dinh dưỡng do các hoạt động sản xuất nông nghiệp và xói mòn đất. B. nyassanus phát triển mạnh trong trầm tích cát giàu dinh dưỡng ven hồ nơi con người thường lui tới và tiếp xúc với một vài loài ăn thịt tự nhiên do cộng đồng loài cá sống bằng ốc sên này đã giảm mạnh do đánh bắt quá mức. Các nhà khoa học cũng đặt ra nghi vấn rằng loài cá này không còn thích thú ăn ốc sên B. nyassanus, thay vào đó thích ăn ốc sên ngoại lai mới xuất hiện Melanoides tuberculata.

Nhóm nghiên cứu đã kiểm tra tài liệu lưu trữ về trầm tích và so sánh dân số loài ốc sên B. nyassanus trong lịch sử và hiện đại để xác định những thay đổi sinh thái ở hồ Malawi qua thời gian. Các nhà nghiên cứu căn cứ vào số liệu lịch sử, như các bộ sưu tập được lưu giữ trong bảo tàng, để xác định rằng những thay đổi về dân số loài ốc sên ở miền Nam Malawi, trong mối liên hệ với những tác động của hoạt động của con người trong khu vực này, đã góp phần làm tăng bệnh sán máng trong vài thập kỷ trước.

Triệu chứng của bệnh sán máng thường bắt đầu ở các cơ quan niệu sinh dục và ruột, có thể dẫn đến nhiều biến chứng đe dọa sự sống. Theo ước tính từ Tổ chức Y tế Thế giới, có hơn 200.000 người tử vong mỗi năm do bệnh sán máng ở riêng khu vực châu Phi cận Sahara, gần 1/3 số người tử vong do sốt rét trên toàn thế giới.
 
L.A - Mard, Theo MNT.
Trở lại      In      Số lần xem: 858

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD