Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  59
 Số lượt truy cập :  34090512
Một số thông tin về thị trường lúa gạo tháng 12/2014 và dự báo

Theo báo cáo Makets & Trade tháng 12/2014 của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), dự báo sản lượng gạo toàn cầu năm 2013-14 tăng nhẹ so với dự báo tháng trước, đạt mức 476,854 triệu tấn. Thương mại gạo toàn cầu tăng nhẹ lên mức 41,879 triệu tấn. Lượng gạo tồn kho năm 2014 đạt 106,772 triệu tấn. Năm 2014-15, USDA dự báo sản lượng gạo toàn cầu ở mức 475,235 triệu tấn.

Theo báo cáo Makets & Trade tháng 12/2014 của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), dự báo sản lượng gạo toàn cầu năm 2013-14 tăng nhẹ so với dự báo tháng trước, đạt mức 476,854 triệu tấn. Thương mại gạo toàn cầu tăng nhẹ lên mức 41,879 triệu tấn. Lượng gạo tồn kho năm 2014 đạt 106,772 triệu tấn. Năm 2014-15, USDA dự báo sản lượng gạo toàn cầu ở mức 475,235 triệu tấn.

 

Sản xuất và thương mại gạo toàn cầu năm 2014 – 2015 (Triệu tấn)

Năm/Chỉ tiêu

Sản lượng

Thương mại

Tiêu thụ

Tồn kho

2012

467,003

39,931

459,784

106,830

2013

471,882

39,432

468,633

110,079

2014

476,854

41,879

480,161

106,772

Dự báo 2015

475,235

41,917

482,887

99,120

Nguồn: Báo cáo World Markets and Trade, Bộ Nông nghiệp Mỹ

 

USDA dự báo sản lượng gạo toàn cầu năm 2014-15 ở mức 475,235 triệu tấn giảm khoảng 1,62 triệu tấn so với năm 2013-14 nhưng tăng nhẹ so với dự báo tháng trước do sản lương ở một số nước như Trung Quốc, Guyana, Nam Triều Tiên, và Việt Nam tăng. Thương mại gạo toàn cầu ổn định và được dự báo ở mức 41,917 triệu tấn. Tiêu thụ gạo toàn cầu ở mức 482,887 triệu tấn, giảm nhẹ so với dự báo tháng trước nhưng tăng hơn 2,7 triệu tấn so năm trước. USDA giữ nguyên mức dự báo lượng gạo xuất khẩu năm 2014-15 của các quốc gia thuộc top các nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới như Ấn Độ, Việt Nam, Pakistan, riêng Thái Lan được dự báo xuất khẩu sẽ tăng 0,2 triệu tấn so với dự báo tháng trước. Về phía nhập khẩu, mức nhập khẩu của Indonesia năm 2014-15 được dự báo tăng 0,3 triệu tấn so với dự báo tháng trước, còn lại USDA giữ nguyên dự báo mức nhập khẩu của các nước nhập khẩu lớn khác trên thế giới.

 

Bảng dự báo xuất khẩu năm 2014-15 của USDA tháng 12/2014 (triệu tấn)

Tên nước

2014

2015

Ấn Độ

10

8,7

Thái Lan

10,3

11

Việt Nam

6,5

6,7

Pakistan

3,9

3,9

Campuchia

1,0

1,2

Myanmar

1,45

1,4

Uruquay

0,93

0,95

 

Bảng dự báo nhập khẩu năm 2014-15 của USDA tháng 12/2014 (triệu tấn)

Tên nước

2014

2015

Trung Quốc

3,9

4,0

Nigeria

3,0

3,5

Indonesia

1,225

1,3

Malaysia

1,1

1,1

Philippines

1,65

1,7

Bờ Biển Ngà

1,15

1,2

Senegal

1,2

1,2

Ghana

0,6

0,62

 

Việt Nam

Sản xuất

Tiến độ thu hoạch năm 2014

MÙA VỤ

ĐƠN VỊ

26/6

24/7

28/8

25/09

30/10

 27/11

25/12

LÚA MÙA

Thu hoạch (1000 ha)

 

 

 

 

 

 

 

% Thu hoạch/Gieo cấy

 

 

 

 

 

 

 

ĐÔNG XUÂN

Thu hoạch (1000 ha)

 

 

 

 

 

 

 

% Thu hoạch/Gieo cấy

 

 

 

 

 

 

 

HÈ THU

Thu hoạch (1000 ha)

400

750

1270

1650

 

 

 

% Thu hoạch/Gieo cấy

24,53

45,04

75,9

98,6

 

 

 

THU ĐÔNG

Thu hoạch (1000 ha)

 

 

20

100

340

520 

750

% Thu hoạch/Gieo cấy

 

 

3,77

13,15

41,5

63,41 

91,46

 

Diễn biến thị trường

  • Tại Kiên Giang, trung bình tháng 12 giá gạo thành phẩm 5% ở mức 7.941 đồng/kg giảm mạnh 419 đồng/kg (5,01%) so với tháng 11/2014 và giảm 507 đồng/kg (6%) so với tháng 12/2013; gạo thành phẩm 25% ở mức 7.241 đồng/kg, giảm 367 đồng/kg (4,82%) so với tháng trước và giảm 757 đồng/kg (9,46%) so với tháng 12/2013. Nhu cầu thu mua từ các nhà kho yếu, đầu ra khó khăn.
  • Trong tháng 12/2014, tại Tiền Giang, gạo nguyên liệu loại 2 ở mức 6.798 đồng/kg, giảm 280 đồng/kg (3,96%) so với trung bình tháng 11/2014 và giảm 602 đồng/kg (8,14%) so với cùng kỳ năm 2013.
  • Tháng 12/2014, giá chào xuất khẩu gạo 5% của Việt Nam ở mức 389 USD/tấn, giảm 34 USD/tấn (8,04%) so với trung bình tháng trước. Giá chào gạo 25% trung bình ở mức 356 USD/tấn, giảm 30 USD/tấn (7,77%) so với tháng trước. So với cùng kỳ 2013 giá gạo 5% đã giảm 35 USD/tấn (8,25%), gạo 25% tăng 42 USD/tấn (10,55%).
  • Ngày 17-18/12, VinaFood 2 đã ký thỏa thuận với 2 ngân hàng LienVietPostBank và VietBank về việc thuận Hợp tác hỗ trợ tín dụng nhằm xây dựng chuỗi sản xuất, cung ứng và kinh doanh lúa gạo khu vực ĐBSCL. Theo đó, LienVietPostBank và VietBank đồng ý tài trợ vốn cho các thương lái, nhà máy, hợp tác xã, doanh nghiệp cung ứng lúa gạo trong phương án liên kết với VinaFood 2 và các đơn vị thành viên đáp ứng đầy đủ điều kiện cho vay theo quy định của LienVietPostBank với hạn mức cho vay và thời gian cho vay phù hợp (hạn mức mà VietBank đã đưa ra là 2000 tỷ đồng). Về phía VinaFood 2 cam kết mua lại hết số lượng lúa gạo của Doanh nghiệp được 2 ngân hàng cho vay theo như thỏa thuận trong Hợp đồng mua bán đã ký kết.
  • Tính đến ngày 25/12/2014, theo số liệu của Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp & PTNT, các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL đã xuống giống vụ Thu Đông được khoảng 820.000/823.000 ha diện tích kế hoạch, thu hoạch được khoảng 750.000 ha, năng suất 5,1 – 5,2 tấn/ha, sản lượng ước 3,86 triệu tấn lúa. Các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL đã xuống giống vụ Đông Xuân 201415 ước khoảng 1,250 triệu ha/1,565 triệu ha diện tích kế hoạch.
  • Theo VFA, kết quả giao hàng từ ngày 01/12 đến ngày 26/12/2014 đạt 195.747 tấn, trị giá FOB 93,618 triệu USD, trị giá CIF 95,525 triệu USD. Lũy kế xuất khẩu từ ngày 01/01 đến ngày 26/12/2014 đạt 6,036 triệu tấn, trị giá FOB 2,656 tỷ USD, trị giá CIF 2,797 tỷ USD.

Giá nguyên liệu, thành phẩm và giá chào xuất khẩu theo tuần, 2013-2014, cập nhật đến tuần 26/12-31/12/2014

 

Giá chào xuất khẩu gạo của Việt Nam, Thái, Ấn Độ theo tuần, cập nhật đến tuần 26/12-31/12/2014 (USD/tấn)

 

Giá gạo nguyên liệu, thành phẩm tại Kiên Giang theo tuần, đồng/kg đến tuần 26/12-31/12/2014

 

Số liệu xuất khẩu gạo hàng tháng năm 2013 và 2014

Năm

Tháng 5

Tháng 6

Tháng 7

Tháng 8

Tháng 9

Tháng 10

Tháng 11

Tháng 12

2013

648/704*

698/639*

576/641*

620/650*

526/460*

537/543*

410/376*

540/387*

2014

585/671*

671/543*

615/596*

627/662*

545/519*

571/602*

485/473*

196/174*

Ghi chú: Số liệu Hải quan có ký hiệu dấu *; Số liệu còn lại của VFA. Số liệu tháng 12/2014: Hải quan 15 ngày đầu tháng, VFA đến ngày 26/12

 

Thái Lan

 

Ngày 11/12, Bộ Thương mại đã đề xuất với Nội Các việc bán gạo trong kho dự trữ quốc gia đến Châu Phi và Trung Đông. Theo đó, Thái Lan dự đinh sẽ xuất khẩu đi một số thị trường có yêu cầu phù hợp với chất lượng gạo hiện tại trong kho đang dần xuống cấp. Cụ thể, các quốc gia Trung Đông sẽ yêu cầu chất lượng cao, còn châu Phi sẽ yêu cầu chất lượng gạo thấp hơn.

 

Ngày 19/12, tại Hội nghị Thượng đỉnh diễn ra ở BangKok, Trung Quốc đã ký thỏa thuận ghi nhớ (MOU) về việc sẽ mua 2 triệu tấn gạo từ Thái Lan. Thái Lan cũng đang có kế hoạch đẩy nhanh việc giao hàng theo hợp đồng Chính phủ 1 triệu tấn với Trung Quốc. Hiện nay, Thái Lan mới chỉ giao được 300 ngàn tấn, còn 700 ngàn tấn dự kiến sẽ được giao vào tháng 7/2015.

 

Phiên thầu ngày 22/12, Bộ Thương mại Thái Lan đã bán 250 ngàn tấn (dự kiến bán ra 400 ngàn tấn), những người dự thầu có thể sẽ phải tái chào mua số 150 ngàn tấn còn lại do giá đề xuất thấp hơn dự tính. Theo kết quả ban đầu từ Cục Ngoại thương, gạo 15% tấm được trả giá 11.230 baht/tấn (341,69 USD); gạo 25% tấm có giá 10.810-11.330 baht (328,91-344,73 USD)/tấn; gạo nếp 10% tấm 13.200-15.100 baht (401,63-459,44 USD)/tấn; và gạo tấm A1 6.355-8.350 baht (193,36-254,06 USD)/tấn.

 

Theo thông tin xuất khẩu gạo sơ bộ của USDA (không kể gạo trắng cao cấp và gạo thơm) từ ngày 15-21/12/2014 xuất khẩu gạo Thái Lan đạt 132.307 tấn. Xuất khẩu gạo từ 1/1- 21/12/2014 đạt 5,265 triệu tấn, tăng 61% so với cùng kỳ năm trước.

 

Tuần

Lượng

(tấn)

Trung bình

4 tuầntrước

(tấn)

Lũy kếtừ đầu

năm

(nghìn tấn)

Cùng kỳ năm trước

(nghìn tấn)

Thay đổi so với

cùng kỳ năm trước (%)

10/11-16/11

109.986

101.899

4.659

2.870

62,3

17/11-23/11

106.561

100.684

4.765

2.928

62,8

24/11-30/11

113.947

102.769

4.879

2.985

63,5

01/12-07/12

113.372

110.966

4.992

3.112

60,4

08/12-14/12

140.423

118.576

5.133

3.184

61,2

15/12-21/12

132.307

125.012

5.265

3.281

60,5

 

Philippines

 

Ngày 08/12, bão Hagupit đổ bộ vào Philippines, NFA đã phân phát gần 64 ngàn bao gạo (3,2 ngàn tấn) đến các khu vực bị ảnh hưởng bởi siêu bão. Tính đến chiều 8/12, ít nhất 27 người thiệt mạng, nhiều nhà cửa, cơ sở vật chất, hạ tầng, đường sá bị phá hủy sau khi bão Hagupit đổ bộ vào đảo Samar. Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Philippines cho biết, 27 người chết đuối trong nước lũ, hầu hết ở thị trấn Borongan, tỉnh Samar, khoảng 2.500 ngôi nhà bị phá hủy hoàn toàn hoặc một phần ở Borongan, một thị trấn có 64.000 dân.

 

Ngày 9/12, Bất chấp thiệt hại do bão Hagupit, NFA khẳng định có thể cung cấp đủ gạo, đặc biệt là những khu vực bị ảnh hưởng mà không cần phải nhập khẩu. Giám đốc NFA- Renan Dalisay khẳng định NFA sẽ không nhập khẩu thêm gạo trong năm nay, trái ngược với các thông tin cho rằng NFA sẽ nhập khẩu 600 ngàn tấn gạo sau khi siêu bão Hagupit đổ bộ.

 

Ngày 15/12, NFA cho phép nhập khẩu 187 ngàn tấn gạo theo chương trình lượng nhập khẩu tối thiểu (MVA), các lô hàng phải giao trước hoặc vào ngày 28/2. Thương nhân có thể bắt đầu xin giấy phép nhập khẩu từ ngày 28/12-31/1/2015. Chương trình này chỉ nhập khẩu gạo giá trị cao như gạo nếp, gạo jasponica, gạo basmati và gạo thơm khác, gạo 5% tấm, 10% tấm và 15% tấm cũng có thể được chấp nhận. Tất cả gạo nhập khẩu sẽ được áp dụng mức thuế suất 40%. Mỗi thương nhân có thể nhập khẩu tối đa 5 ngàn tấn từ bất kỳ nước nào.

 

Tin ngày 03/01/2015 cho biết, Philippines dự kiến nhập khẩu 1,8 triệu tấn gạo trong năm 2015, xấp xỉ lượng gạo nhập khẩu ước tính trong năm 2014. Theo báo cáo giám sát mới nhất của các cơ quan Liên hợp quốc, năm 2015 Philippines vẫn phải nhập khẩu lượng lớn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và duy trì kho dự trữ. Mặc dù vẫn cần được phê duyệt, NFA cũng đang đươc đề xuất sử dụng giấy phép nhập khẩu trong trường hợp khẩn cấp để nhập khẩu 600 ngàn tấn vào đầu năm 2015.

 

Ấn Độ

 

Theo số liệu từ Tổng công ty Lương thực Ấn Độ (FCI), dự trữ lúa gạo Ấn Độ tại ngày 01/12 ở mức 21,57 triệu tấn ( trong đó 16,89 tấn lúa), giảm 23% so với cùng kỳ năm trước. Lượng dự trữ này cũng đã giảm 6% so với 22,93 triệu tấn vào ngày 01/11. Tuy nhiên, mức dự trữ gạo đã cao hơn khoảng 45% so với yêu cầu dự trữ 11,8 triệu tấn trong thời gian này của năm.

 

Lênh cấm nhập khẩu gạo Basmati tháng 11/2014, Nông dân Ấn Độ là người phải chịu hậu quả nặng nề nhất. Họ đã tăng diện tích trồng lúa Basmati trong mùa vụ lúa Kharif 2014 lên 3,5 triệu ha từ 2,5 triệu ha năm 2013. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Ấn Độ, sản lượng gạo Basmati năm 2014 dự kiến sẽ đạt khoảng 8,5 triệu tấn, tăng 40% so với cùng kì năm trước. Iran nhập khẩu khoảng 1,45 triệu tấn gạo Basmati, chiếm 85% trong tổng số gạo nhập khẩu của Iran. Iran là một thị trường quan trọng của Ấn Độ với 35% kim ngạch xuất khẩu gạo Basmati.

 

Giá gạo bán buôn trung bình tháng 12 tiếp tục giảm do nguồn cung từ vụ lúa Kharif và việc đồng Rupee rớt giá, sản lượng gạo vụ Kharif niên vụ 2014-2015 ước đạt 88 triệu tấn. Giá gạo bán buôn trung bình tháng 12/2014 tại Ấn Độ ở mức 427 USD/tấn, giảm 21 USD/tấn (5%) so với tháng trước và giảm 49 USD/tấn (10%) so với cùng kỳ năm trước. Trung bình từ tháng 01-12/2014 giá gạo bán buôn ở mức 470 USD/tấn, tăng 8 USD/tấn (1,7%) so với năm 2013. Chính phủ Ấn Độ ước tính sản lượng gạo vụ Kharif niên vụ 2014-2015 vào khoảng 88,02 triệu tấn, giảm khoảng 4% so với năm trước.

 

Myanmar

 

Theo số liệu của Bộ Thương mại Myanmar, 8 tháng đầu năm tài khóa 2014-2015 (tháng 4 – tháng 11) xuất khẩu gạo của Myanmar đạt 799.600 tấn, trị giá 300 triệu USD, tăng 75% về lượng so với 455.800 tấn và tăng 65% giá trị so với 182 triệu USD cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu đường biển đạt 120.000 tấn, trị giá 42 triệu USD và đường bộ đạt 510.966 tấn, trị giá 196 triệu USD.

 

Myanmar dự kiến sẽ xuất khẩu hơn 1,5 triệu tấn gạo trong niên vụ từ tháng 4/2014-3/2015, tăng 25% so với năm trước, đạt số lượng lớn nhất kể từ năm 1960. Thư ký Liên đoàn gạo Myanmar cho biết, sau nhiều cuộc đàm phán giữa Chính phủ Myanmar và các nhà chức trách Trung Quốc, hiện tại xuất khẩu gạo Myanmar sang Trung Quốc gần như đã bình thường trở lại, mặc dù giá giảm nhẹ so với trước khi chưa có lệnh cấm của Trung Quốc. Bên lề Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN, Trung Quốc đã thỏa thuận mua 1 triệu tấn gạo từ Myanmar trong năm 2015 cũng như hợp thức hóa nhập khẩu qua biên giới. Myanmar cũng dự kiến xuất khẩu 200 ngàn tấn gạo sang Trung Quốc trong tháng này, trong đó 100 ngàn tấn sẽ được xuất khẩu qua biên giới và 100 ngàn tấn xuất khẩu qua cảng biển.

 

Bangldesh

 

Ngày 03/12, Bangladesh đã ký Hợp đồng Chính phủ đầu tiên xuất khẩu 50 ngàn tấn cho Sri Lanka với giá 450 USD/tấn. Giá trên bao gồm phí vận chuyển và bảo hiểm, các lô gạo sẽ được giao trong vòng 60 ngày. Sản lượng cao và lượng gạo dự trữ nhiều khiến Chính phủ Bangladesh có kế hoạch xuất khẩu gạo. Trong khi hạn hán tháng 11 đã khiến sản lượng suy giảm ở Sri Lanka và đẩy giá gạo lên cao. Bangladesh kế hoạch sản xuất hơn 34 triệu tấn gạo trong năm 2014, tăng từ mức 33,5 triệu tấn trong năm trước.

 

Từ ngày 01/7-09/12, Khu vực tư nhân Bangladesh đã nhập khẩu 405 ngàn tấn gạo, tăng 8% so với lượng 374 ngàn tấn trong cả năm trước. Giá gạo mới nội địa cao đã khiến thương nhân Bangladesh nhập khẩu gạo từ Ấn Độ với giá thấp hơn. Giá bán buôn của gạo đồ 5% tấm tại Dhaka ở mức 422 USD/tấn, trong khi đó gạo này ở Ấn Độ chỉ 385 USD/tấn. Nguồn tin địa phương cho biết, việc gia tăng nhập khẩu làm cho giá gạo từ vụ thu hoạch Aman liên tục giảm. Các nhà xay xát Bangladesh đang cố gắng yêu cầu Chính phủ áp thuế nhập khẩu gạo để bảo về lợi ích cho nông dân trồng lúa.

 

Iraq

 

Ngày 15/12, Bộ Thương mại Iraq tuyên bố mở thầu để mua ít nhất 30 ngàn tấn gạo từ Mỹ, Uruguay, Argentina, Việt Nam, Brazil và Thái Lan. Phiên thầu sẽ mở ra từ 22/12/-26/12/2014. Bộ Thương mại cho biết thêm, trong phiên thầu lần này chấp nhận thêm cả gạo trắng Thái Lan.

 

Pakistan

 

Các nhà xuất khẩu gạo Pakistan hi vọng nối lại việc xuất khẩu sang Mexico sau lệnh cấm nhập khẩu gạo Basmati từ Pakistan vào tháng 6/2013. Các quan chức của Cơ quan Thương mại Phát triển Pakistan (TDAP) đã có cuộc thảo luận với một nhóm kiểm nghiệm Mexico về khả năng nối lại việc nhập khẩu gạo Basmati từ Pakistan, đoàn kiểm nghiệm cũng đã đến tại các cơ sở lúa khác nhau để đảm bảo việc xử lý, lưu kho và đóng bao là đảm bảo chất lượng, phù hợp với yêu cầu của Mexico. Những tháng đầu năm 2013 khi chưa có lệnh cấm, gạo nhập khẩu của Mexico từ Pakistan chiếm 23% tổng nhập khẩu gạo của Mexico.

 

Indonesia

 

Indonesia mục tiêu sản xuất hơn 80 triệu tấn lúa (52,8 triệu tấn gạo) vào năm 2015 để đạt được tự cung tự cấp lương thực. Với mục tiêu đó, Chính phủ Indonesia đang có kế hoạch phân bổ ngân sách cho nông nghiệp lên tới 1,6 tỷ USD vào năm 2015 (năm 2014 là 0,33 tỷ USD). Ngoài ra, Chính phủ sẽ phân phối 57 ngàn tấn phân bón và hạt giống cho 5 triệu ha lúa trên cả nước. USDA ước tính Indonesia sản xuất 57,4 triệu tấn lúa (36,5 triệu tấn gạo) 2014 và nhập khẩu 1,3 triệu tấn trong năm 2014. Mức tiêu thụ năm 2015 ước khoảng 39,2 triệu tấn.

 

Hàn Quốc

 

Theo thông tin từ web Công ty Thương mại Thực Phẩm (KAFTC), Hàn Quốc đã mua 90 tấn gạo hạt dài từ Thái Lan với giá 1045 USD/tấn tại phiên thầu kết thúc ngày 24/11/2014, số gạo sẽ được giao đến ngày 31/1/2015.

 

Khác

 

Ngày 31/12, Mayo Schmidt đã từ chối việc làm Giám đốc Điều hành mới của Louis Dreyfus sau khi bất đồng về các điều khoản và điều kiện làm việc của mình. Trước đó, Schmidt được bổ nhiệm sẽ bắt đầu đảm nhận vị trí Giám đốc Điều hành của Louis Dreyfus bắt đầu từ ngày 05/01 tới, thay thế người giữ chức vụ tạm thời Claude Pierre Ehlinger. Louis Dreyfus buộc phải tìm kiếm Giám đốc Điều hành kế tiếp ngay, trong khi chưa có ứng cử viên sáng giá để đảm nhận vị trí này, Ehlinger sẽ tiếp tục giữ chức vụ tạm thời. Vào tháng 9/2014, Louis Dreyfus báo cáo lợi nhuận trước thuế trong nửa đầu năm 2014 là 315 triệu USD, tăng từ 287 triệu USD ở cùng kỳ năm trước. Doanh thu tăng 16%, lên 337 triệu USD. Louis Dreyfus cũng là nhà nhập khẩu gạo hàng đầu Việt Nam.

Theo Thitruongluagao.

Trở lại      In      Số lần xem: 1255

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD