Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  33
 Số lượt truy cập :  34072742
Mổ xẻ “đóng góp” của con người đối với biến đổi khí hậu

Trong hơn 100 năm qua, nhiệt độ toàn cầu đã tăng trung bình khoảng 0,8° C, mức tăng mà theo Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) có một phần nguyên nhân là do sự giải phóng chất ô nhiễm của con người. Nay một nhóm nhà nghiên cứu quốc tế đã phân tích dữ liệu trong 40 năm để định lượng tỉ lệ biến đổi được quy cho loài người và xu hướng ở các khu vực khác nhau.

Trong hơn 100 năm qua, nhiệt độ toàn cầu đã tăng trung bình khoảng 0,8° C, mức tăng mà theo Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) có một phần nguyên nhân là do sự giải phóng chất ô nhiễm của con người. Nay một nhóm nhà nghiên cứu quốc tế đã phân tích dữ liệu trong 40 năm để định lượng tỉ lệ biến đổi được quy cho loài người và xu hướng ở các khu vực khác nhau.

 


Nghiên cứu xem xét các sự kiện riêng rẽ, cho từng điểm mô tả số đo về niềm tin rằng phát thải do con người đã gây nên biến đổi về khí hậu (Ảnh: Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Berkeley của Mỹ)

 

Nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu tác động khí hậu Potsdam của Đức và Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Berkeley của Mỹ nhằm phát triển một cách mới lạ để đánh giá tác động của con người đối với khí hậu của hành tinh.

 

Nhóm đã tập trung vào từng sự kiện tác động khu vực riêng rẽ được xác định bởi IPPC như tan chảy sông băng hay cháy rừng ở Alaska diễn ra từ năm 1971 đến 2010. Sử dụng một thuật toán được phát triển đặc biệt, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu qua từng sự kiện, đánh xem dữ liệu thu thập về khí hậu địa phương có đủ chi tiết để rút ra kết luận hay không và liệu các mô hình được sử dụng để phân tích dữ liệu nói trên có đủ chi tiết và thiết kế phù hợp cho khu vực đó không.

 

Khi các tiêu chí được đáp ứng, thuật toán sẽ so sánh kết quả quan sát được với nhiều mô phỏng mô hình về điều gì đã xảy ra khi có và không có sự hiện diện của của phát thải độc hại phát sinh từ hoạt động của con người. Mỗi sự kiện đều ảnh hưởng đến khí hậu và các kết quả đó được kết hợp lại để cung cấp một kết luận tổng quan.

 

Trong khi mối liên hệ giữa phát thải độc hại và biến đổi về lượng mưa yếu thì khi xét về các trường hợp ấm lên trên đất liền hay vùng duyên hải, một mối tương quan mạnh mẽ – gần 2/3 số tác động được ghi nhận – được phát hiện là kết quả của hoạt động của con người. Hơn nữa, trong các trường hơp mà ở đó mối liên hệ giữa phát thải và sự ấm lên toàn cầu được phát hiện là yếu, điều này là do dữ liệu không đầy đủ hơn là bằng chứng của các nguyên nhân khác.

 

Theo các nhà nghiên cứu, nghiên cứu mới là một bước tiến lớn. Các công trình trước đây xem xét nhiều hơn về bức tranh lớn mà không nghiên cứu từng sự kiện một cách chi tiết.

 

“Nghiên cứu của chúng tôi là công trình đầu tiên nối liền các khoảng cách cho một phạm vi tác động rộng bằng cách đánh giá phát thải liên quan đến con người trong từng tác động riêng rẽ, bao gồm các tác động đối với xu hướng lượng mưa và băng biển”, Tiến sĩ Gerrit Hansen từ Viện Potsdam cho biết.

 

LH - Dostdongnai, theo Gizmag.

Trở lại      In      Số lần xem: 2414

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD