Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  61
 Số lượt truy cập :  34089767
Mỹ nỗ lực tăng cường an ninh lương thực

Cơ quan Nghiên cứu về Độ ẩm của đất và Độ mặn của đại dương đã đưa ra các thông tin quan trọng về chu kỳ nước lấy từ một vệ tinh hiện đang được sử dụng để dự đoán hạn hán và nâng cao năng suất cây trồng ở các vùng dễ bị nạn đói. Bộ Nông nghiệp Mỹ sử dụng hình ảnh vệ tinh và dữ liệu về độ ẩm đất để giúp xác định thời tiết bất thường có thể ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất và năng suất của cây trồng.

Cơ quan Nghiên cứu về Độ ẩm của đất và Độ mặn của đại dương đã đưa ra các thông tin quan trọng về chu kỳ nước lấy từ một vệ tinh hiện đang được sử dụng để dự đoán hạn hán và nâng cao năng suất cây trồng ở các vùng dễ bị nạn đói.

 

Bộ Nông nghiệp Mỹ sử dụng hình ảnh vệ tinh và dữ liệu về độ ẩm đất để giúp xác định thời tiết bất thường có thể ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất và năng suất của cây trồng. Từ đó, cơ quan này xuất bản hàng tháng các ấn phẩm có các con số ước tính về sản lượng và nguồn cung lương thực thực phẩm thế giới. Các con số ước tính này hỗ trợ các nhà lãnh đạo trong việc đưa ra các quyết định về việc các quốc gia nào cần viện trợ lương thực do hạn hán nghiêm trọng gây ra.

Việc đo độ ẩm của đất trong mùa trồng trọt và xác định mức độ nghiêm trọng của hạn hán sẽ giúp các nhà khoa học xác định được thời gian và địa điểm có nguy cơ xảy ra nạn đói. Các nhà phân tích sử dụng thông tin liên quan đến hạn hán từ một loạt các hệ thống quan sát để đưa ra các dự báo về sản lượng cây trồng.

Trước đây, lượng hơi ẩm có sẵn trong đất cho cây trồng được ước tính bằng cách tích hợp các quan sát hàng ngày về lượng mưa và nhiệt độ vào các mô hình máy tính về cân bằng đất-nước. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ đáng tin cậy tại các khu vực tiến hành quan sát với các thiết bị chất lượng cao. Tại các khu vực rộng lớn của thế giới, chẳng hạn như Nam Phi, loại dữ liệu này có ít hoặc không có.

Cơ quan Nông nghiệp quốc tế thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã bắt đầu kết hợp dữ liệu từ vệ tinh của Cơ quan Nghiên cứu về Độ ẩm của đất và Độ mặn của đại dương SMOS vào hệ thống dự báo của họ. Với một thiết bị cảm biến, SMOS chụp các hình ảnh về “độ sáng của nhiệt độ”. Những hình ảnh này tương ứng với bức xạ vi sóng phát ra từ bề mặt trái đất và có thể liên quan đến độ ẩm của đất và độ mặn đại dương - hai biến quan trọng trong chu kỳ nước của Trái đất. Thông qua SMOS, Cơ quan Nông nghiệp quốc tế Mỹ có được thông tin kịp thời về các mẫu độ ẩm của đất, giúp dự đoán  cây trồng sẽ bị ảnh hưởng như thế nào và từ đó đưa ra dự báo về sản lượng. Trong quá trình thử nghiệm, họ nhận được phản hồi rất tích cực từ các nhà phân tích ở miền Nam châu Phi. Đây là một khu vực đầy thử thách bởi vì có rất ít đồng hồ đo mưa ở đây.

Wade Crow thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết: “Các dữ liệu của SMOS giúp cải thiện đáng kể khả năng của USDA trong việc theo dõi hạn hán nông nghiệp trên toàn cầu và dự báo tác động ngắn hạn của nó đối với cây trồng và năng suất nông nghiệp. Tác động tích cực của SMOS là đặc biệt quan trọng tại các khu vực có ít dữ liệu, nơi có những người nghèo của thế giới dễ bị bất ổn về an ninh lương thực và nạn đói như ở miền Nam châu Phi”.

Nhà khoa học Matthias Drusch nói thêm: “Với chất lượng tuyệt vời của các thông tin về độ ẩm của đất từ SMOS, chúng ta có thể cũng mong đợi một tác động tích cực đến các khu vực khác như vùng Sừng châu Phi và Nam Mỹ. Có khả năng, Ấn Độ và Trung Á cũng có thể được hưởng lợi từ dịch vụ này nếu chúng tôi tiếp tục giảm số lượng các nguồn nhiễu tần số vô tuyến ở các khu vực này”.

Nguyễn Minh Thu - Mard, Theo phys.org
Trở lại      In      Số lần xem: 914

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD