Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  33
 Số lượt truy cập :  34079006
Nâng cao năng lực hội nhập và phát triển bền vững ngành nông nghiệp

Trong những thập kỷ gần đây, nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã có những thành tựu nổi bật về năng suất và sản lượng, đóng góp không nhỏ vào các mục tiêu liên quan đến an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội. Với diện tích 3,8 triệu ha đất nông nghiệp, mỗi năm sản xuất ra khoảng 25 triệu tấn lúa (tương đương 50% tổng sản lượng lương thực cho cả nước), hàng triệu tấn thủy sản, hàng triệu tấn trái cây và nhiều sản vật nông nghiệp khác.

Trong những thập kỷ gần đây, nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã có những thành tựu nổi bật về năng suất và sản lượng, đóng góp không nhỏ vào các mục tiêu liên quan đến an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội.

 

15-7-2016-2.jpg

Hội nhập thì sản phẩm nông nghiệp của ĐBSCL sẽ đối mặt với không ít khó khăn. Anh: H. TÂM

 

Với diện tích 3,8 triệu ha đất nông nghiệp, mỗi năm sản xuất ra khoảng 25 triệu tấn lúa (tương đương 50% tổng sản lượng lương thực cho cả nước), hàng triệu tấn thủy sản, hàng triệu tấn trái cây và nhiều sản vật nông nghiệp khác, đóng góp quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Ngoài ra, 90% gạo, 70% thủy sản, 60% trái cây xuất khẩu hàng năm đều có xuất xứ từ vùng đất này với kim ngạch xuất khẩu hơn 10 tỷ USD.

 

Tuy nhiên, nền nông nghiệp của ĐBSCL vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém nội tại. Mô hình sản xuất theo chiều rộng dựa trên khai thác triệt để nguồn lực tài nguyên và hóa chất trong nông nghiệp vẫn phổ biến. Phần lớn nông dân sản xuất ở quy mô nhỏ, nguồn vốn đầu tư ít, ý thức bảo vệ môi trường, trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật của người nuôi, khả năng nhận thức ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) còn hạn chế. Trong khi đó, các hình thức liên kết ngang, tổ chức nông dân tập thể vẫn chưa phổ biến và phát huy được thế mạnh. Liên kết dọc chuỗi giá trị giữa nông dân với doanh nghiệp vẫn còn yếu. Hậu quả là sản xuất tự phát, tràn lan ngoài quy hoạch gây ra nhiều rủi ro trong quá trình sản xuất kinh doanh của hộ nông dân và doanh nghiệp, tình trạng được mùa rớt giá vẫn diễn ra phổ biến.

Hội nhập và những tác động

Theo Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ NN&PTNT, một trong những cơ hội rõ nét mà hội nhập mang lại cho ĐBSCL là sự mở rộng thị trường xuất khẩu do việc cắt giảm thuế quan nhập khẩu của các quốc gia thành viên TPP, Việt Nam – EU và cộng đồng kinh tế ASEAN. Trong khuôn khổ hiệp định TPP, các nước thành viên cắt giảm trên 48% số dòng thuế nông nghiệp về 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực và đạt mức trên 60% sau 10 năm, riêng Úc và Singapore thì hầu hết các dòng thuế nông sản về 0% ngay năm đầu tiên. Với thế mạnh là vùng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, ĐBSCL có nhiều tiềm năng để thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Mexico và Châu Âu.

 

Tuy nhiên, các nước tham gia có thể giảm thuế suất nhưng họ sẽ nâng cao các hàng rào phi thuế quan nghiêm ngặt hơn. Để xâm nhập và chiếm lĩnh được những thị trường giá trị cao và quy mô lớn như Hoa Kỳ và Nhật Bản, những sản phẩm Việt Nam đang có lợi thế xuất khẩu như gạo, cà phê, tiêu, điều, thủy sản… cần vượt qua được các hàng rào kỹ thuật (TBT) và các biện pháp kiểm dịch vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS) để chiếm lĩnh được các thị trường này. Nếu không, dù thuế suất nhập khẩu của các thị trường này bằng 0% thì sản phẩm nông nghiệp Việt Nam cũng không thể tiếp cận được.

 

Trong khi đó, các cam kết đầu tư có thể giúp Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài đặc biệt vào các lĩnh vực mà Việt Nam còn yếu kém như công nghệ cao trong nông nghiệp và chế biến nông lâm thủy sản,…. không chỉ từ cả các nước thành viên TPP, EU mà cả các nước ngoại khối muốn tận dụng lợi thế thành viên của Việt Nam như cơ hội tiếp cận và mở rộng thị trường Việt Nam và các thị trường trong khối,… Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải tham gia cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp nước ngoài trong khi doanh nghiệp nước ngoài có trình độ và lợi thế cao hơn về vốn, công nghệ và năng lực quản lý. Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài có thể kiện nhà nước và đòi bồi thường khi nhà nước đưa ra chính sách bất hợp lý và gây thiệt hại cho nhà đầu tư trong các hiệp định TPP và Việt Nam - EU trong khi chính sách của Việt Nam còn thiếu ổn định, năng lực pháp lý và năng lực nghiên cứu để chuẩn bị khi tranh kiện yếu nên dễ bị thua kiện khi xảy ra tranh chấp quốc tế. Ngoài ra, các một số quy định khác của Việt Nam vẫn tồn tại sự phân biệt đối xử giữa đầu tư trong nước và ngoài nước.

 

Bên cạnh đó, các quy định khác TPP về bảo vệ bản quyền (giống, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, hóa chất nông nghiệp, thuốc thú y), vấn đề lao động, nguồn gốc xuất xứ…. cũng rất chặt chẽ; phía Việt Nam còn nhiều hạn chế trong những nội dung này. Như vậy, nếu Việt Nam không khắc phục được điểm yếu này thì sẽ rất khó khăn cho cả nông dân lẫn các doanh nghiệp xuất khẩu thâm nhập vào các thị trường quốc tế.

 

Bên cạnh những tác động của quá trình hội nhập, do đặc điểm về địa lý của ĐBSCL, BĐKH là thách thức không nhỏ cho nông nghiệp của vùng. ĐBSCL gồm 13 tỉnh và thành phố, trong đó có 11 tỉnh sát biển. Hàng năm, 50% diện tích vùng ĐBSCL bị ngập lụt từ 3-4 tháng, 40% diện tích bị ảnh huởng xâm nhập mặn. ĐBSCL có địa hình thấp và bằng phẳng, phần lớn có cao độ trung bình từ 0,7-1,2 m so với mực nước biển và là vùng bị ảnh hưởng nặng nề bởi BĐKH, chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi triều cường và xâm nhập mặn.

 

Hiện nay, ĐBSCL đang phải chịu “tác động kép” của BĐKH và các hoạt động phát triển thượng nguồn. Dưới tác động của BĐKH, các hiện tượng khí hậu cực đoan như hạn hán, nắng nóng, thủy triều cao, xâm nhập mặn… diễn ra thường xuyên hơn, cùng với việc các chu kỳ khí hậu El Nino và La Nina thay đổi kéo dài bất thường, gây nên những xáo trộn đối với thời tiết, môi trường và tài nguyên tự nhiên tại ĐBSCL. Bên cạnh đó, các hoạt động phát triển thượng nguồn sông Mê Kông thiếu sự liên kết và bền vững (đặc biệt là việc xây dựng các đập thủy điện trên dòng chính) cũng gây ra những nguy cơ về thay đổi chế độ thủy văn trên dòng sông Mê Kông, thiếu nước về mùa khô, giảm lượng phù sa, bùn cát và nguồn cá tự nhiên, cũng như làm tăng cường độ thiên tai ở ĐBSCL. Hiện nay, đã có 11 công trình thủy điện được đề xuất xây dựng trên dòng chính của sông Mê Kông tại các lưu vực sông của Thái Lan, Lào, Campuchia. Các nghiên cứu cho thấy các công trình này có thể làm giảm 65% lượng phù sa tại ĐBSCL và 45% lượng thủy sản trên sông của ĐBSCL và Campuchia.

 

Những tác động “kép” đã và đang gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền nông nghiệp ĐBSCL. Hạn hán, xâm nhập mặn vào mùa khô diễn ra hàng năm và ngày càng mở rộng diện tích ảnh hưởng. Mùa khô năm 2016, xâm nhập mặn vào đất liền sâu nhất lên đến hơn 90 km, hầu hết các tỉnh/thành phố đều bị ảnh hưởng, sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại nặng nề, thiếu nước ngọt nghiêm trọng, tổng diện tích cây trồng thiệt hại là hơn 200.000 ha.

Giải pháp nâng cao năng lực ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL

Thực tế cho thấy BĐKH đã sớm gây ra nhiều tác động tiêu cực tới sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL. Bên cạnh đó, quá trình hội nhập diễn ra nhanh chóng tạo ra nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng là thách thức lớn so với năng lực nội tại ngành nông nghiệp. Điều này đòi hỏi chúng ta phải kịp thời có những giải pháp nâng cao năng lực chủ động hội nhập và phát triển bền vững ngành nông nghiệp của vùng.

 

Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Về quan điểm phát triển, cần xây dựng và phát triển vùng ĐBSCL trở thành vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp hàng hóa hiện đại thích ứng với BĐKH và có giá trị kinh tế cao tận dụng tốt cơ hội tự hội nhập quốc tế. Cần quy hoạch lại sản xuất nông nghiệp phát huy được lợi thế cạnh tranh và lợi thế so sánh, thích ứng tốt với BĐKH (đặc biệt là điều kiện nước tưới). Hình thành chuỗi giá trị nông sản có giá trị gia tăng cao là điểm mấu chốt để tháo gỡ những yếu kém và thực hiện thành công tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Để thực hiện điều này, các địa phương trong vùng cần tạo môi trường thuận lợi để thiết lập và tăng cường các mối liên kết giữa doanh nghiệp với người sản xuất và giữa những người sản xuất (hình thành tổ, nhóm, hợp tác xã) nhằm tổ chức và hình thành mối liên kết giữa sản xuất, chế biến và bao tiêu sản phẩm. Trước mắt, cần quan tâm xây dựng, nhân rộng mô hình cánh đồng mẫu lớn, các vùng chuyên canh, nâng cao năng lực tổ chức và quản lý của nông dân và mối liên kết “4 nhà” theo những mô hình hợp tác kiểu mới.

 

Thứ hai, hình thành và đẩy mạnh liên kết vùng. Thực tế phát triển kinh tế-xã hội, ứng phó với BĐKH khu vực ĐBSCL đã khẳng định, liên kết vùng là cần thiết nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của cả vùng, của mỗi địa phương trong vùng, đồng thời không làm triệt tiêu sức mạnh của nhau. Liên kết vùng là một trong những cơ sở quan trọng để tiến hành quá trình cơ cấu lại nền kinh tế nói chung và cơ cấu lại nông nghiệp vùng ĐBSCL nói riêng. Để thực hiện hiệu quả liên kết vùng, trên cơ sở các quyết định, quy định của Chính phủ về liên kết của từng vùng, từng địa phương, các tỉnh, thành vùng ĐBSCL có thể ký kết các thỏa thuận, quy chế liên kết trong một số lĩnh vực có thế mạnh, nhất là trong nông nghiệp, thủy sản, và có thể triển khai ngay vào thực tế để phát huy hiệu quả của các mô hình liên kết đã có. 

 

Thứ ba, tạo mọi điều kiện thu hút đầu tư vào nông nghiệp. Thu hút vốn FDI vào ĐBSCL hiện chỉ mới chiếm tỷ lệ hơn 7% so với cả nước. Điều này hoàn toàn chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế của vùng. Nhà nước cần đầu tư nhiều hơn cho hạ tầng giao thông, đào tạo nguồn nhân lực để tạo tiền đề thu hút nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực chế biến, xuất khẩu các mặt hàng là thế mạnh của vùng. Công tác xúc tiến đầu tư của ĐBSCL cũng cần có sự thay đổi, tập trung vào những ngành nghề và các quốc gia cụ thể. Về lâu dài, cải thiện hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông đường bộ, luôn là yếu tố tiên quyết để thu hút FDI vào ĐBSCL. Khi thông điệp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài được chuyển tải rõ ràng, ĐBSCL không chỉ khai thác những giá trị đang có như: nông nghiệp, thủy sản, lao động mà còn hướng đến chiều sâu hơn, như: nguồn nhân lực khoa học, công nghệ. Ngoài ra, công tác xúc tiến đầu tư cần tạo dựng một ĐBSCL với hình ảnh mới của sự năng động, tích cực và những cam kết về môi trường đầu tư thuận lợi khi doanh nghiệp đến làm ăn ở vùng đất không chỉ là tiềm năng mà đang trong xu hướng phát triển.

 

Thứ tư, nắm bắt cơ hội và ứng phó với thách thức từ hội nhập.Cần rà soát kỹ các cam kết có liên quan đến ngành nông nghiệp đối chiếu với hệ thống tổ chức, các văn bản và tình hình thực thi chính sách hiện hành để có các giải pháp nhanh chóng hoàn thiện môi trường thể chế, chính sách tạo điều kiện tận dụng cơ hội và chủ động đối phó với thách thức từ hội nhập; cung cấp dịch vụ công hỗ trợ hội nhập và các hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư trong bối cảnh hội nhập: thành lập các bộ phận/nhóm chuyên môn am hiểu về các cam kết quốc tế ở cấp Trung ương và địa phương để tuyên truyền, phổ biến kiến thức hội nhập đồng thời hướng dẫn và hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao hiểu biết và năng lực trong hội nhập, xây dựng và tăng cường năng lực cho các đơn vị cung cấp dịch vụ công về quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, sở hữu trí tuệ,…một mặt để hỗ trợ cho các doanh nghiệp và đối tác thực hiện cam kết, một mặt nâng cao khả năng vận dụng các biện pháp được áp dụng như SPS/TBT,…; (xây dựng tổ chức chuyên nghiệp về thông tin, phân tích, phát triển thị trường cho nông sản, đặc biệt là thị trường nước ngoài để tận dụng các cơ hội xâm nhập và mở rộng thị trường.

 

Thứ năm, chủ động ứng phó với BĐKH, biến thách thức thành cơ hội. Chủ động nước thủy lợi và nước sinh hoạt là một trong những điều kiện tiên quyết để tạo sựổn định cho sản xuất nông nghiệp và dân sinhở ĐBSCL. Cần tiếp tục hoàn chỉnh các công trình ngăn mặn, và xây dựng các giải pháp trữ nước ở các tỉnh thượng nguồn. Có định hướng chuyển các diện tích đất lúa thâm canh bị thiếu nước hoặc nhiễm mặn sang cây trồng cạn và thủy sản. Cần nghiên cứu xem xét chuyển đổi các vùng nuôi tôm lúa bị xâm nhập mặn và không thể trồng lúa một vụ thành vùng chuyên tôm nuôi với hình thức quảng canh cải tiến. Cần tận dụng BĐKH là cơ hội để triệt để điều chỉnh cơ cấu toàn ngành và quy hoạch vùng theo hướng bền vững, khai thác hiệu quả tài nguyên tự nhiên, hướng tới một nền nông nghiệp thông minh với khí hậu và giá trị cao.

 

H. TÂM  - mdec.haugiang

Trở lại      In      Số lần xem: 1392

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD