Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  26
 Số lượt truy cập :  33324910
Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ Nanochitosan đến chất lượng của cà chua sau thu hoạch

Chitosan, một polyme sinh học không độc hại với nhiều đặc tính sinh học như dễ phân hủy, tương hợp sinh học, có khả năng tạo màng tốt, kháng nấm, kháng khuẩn cao đã được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong đó, việc sử dụng chitosan như một màng bao để bảo quản một số loại quả như chanh, đu đủ,… đã được nghiên cứu (Chien et al., 2007; Lin et al., 2013).

Nghiên cứu do các tác giả: Nguyễn Cao Cường, Lê Thanh Long, Nguyễn Thị Thủy Tiên, Nguyễn Hiền Trang, Trần Ngọc Khiêm – Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế thực hiện.

 

Ảnh minh họa

 

Chitosan, một polyme sinh học không độc hại với nhiều đặc tính sinh học như dễ phân hủy, tương hợp sinh học, có khả năng tạo màng tốt, kháng nấm, kháng khuẩn cao đã được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong đó, việc sử dụng chitosan như một màng bao để bảo quản một số loại quả như chanh, đu đủ,… đã được nghiên cứu (Chien et al., 2007; Lin et al., 2013). Tuy nhiên, chitosan không hòa tan trong nước nên khả năng ứng dụng còn nhiều hạn chế. Khác với chitosan, chitosan ở dạng nano (nanochitosan) có kích thước nanomet, diện tích và điện tích bề mặt lớn , khả năng hòa tan và bám dính tốt nên có hiệu quả vượt trội hơn nhiều so với chitosan. Mặc dù vậy, việc nghiên cứu sử dụng nanochitosan để tạo màng bao bảo quản các loại rau quả trong nước vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Kết quả bước đầu của chúng tôi cho thấy, nanochitosan được tạo thành bằng phương pháp tạo gel ionic có hiệu quả đáng kể trong việc duy trì chất lượng và kéo dài thời gian bảo quản ớt sau thu hoạch (Nguyễn Cao Cường và cs, 2014).

Nghiên cứu này nhằm mục đích khảo sát khả năng duy trì chất lượng và kéo dài thời gian bảo quản cà chua sau thu hoạch của nanochitosan ở điều kiện phòng. Dung dịch nanochitosan ở các nồng độ khác nhau: 0% (đối chứng), 0,05%, 0,10%, 0,20% và 0,40% được dùng tạo màng bao cho cà chua để bảo quản. Nồng độ nanochitosan ở mức 0,05% không cho tác dụng rõ rệt về mặt duy trì chất lượng và kéo dài thời gian bảo quản cà chua so với mẫu đối chứng. Ở các công thức này quả chín hoàn toàn sau 10 ngày bảo quản, sau đó quá trình hao hụt khối lượng và thay đổi các chất dinh dưỡng diễn ra nhanh chóng, quả bị hư hỏng sau 20 ngày. Màng bao ở các nồng độ nanochitosan 0,10%, 0,20% có tác động tích cực đến việc duy trì chất lượng của cà chua, tuy nhiên, không có sự sai khác có ý nghĩa về ảnh hưởng của hai nồng độ này. Nồng độ 0,4% cho hiệu quả rõ rệt của màng bao nanochitosan đến chất lượng cà chua trong quá trình bảo quản. Sau 15 ngày quả đạt độ chín hoàn toàn, các chỉ tiêu dinh dưỡng được duy trì ở mức chấp nhận được sau 25 ngày bảo quản, quả bị nhũn và hư hỏng sau ngày thứ 30.

lntrang - Canthostnews, Theo TC NN&PTNT.

Trở lại      In      Số lần xem: 2071

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD