Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  16
 Số lượt truy cập :  33346779
Nghiên cứu biện pháp đơn giản để chẩn đoán bệnh gia cầm

Các nhà khoa học tại Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã tìm ra cách để phát hiện dễ dàng hơn hai căn bệnh nghiêm trọng ở gia cầm bằng cách thay đổi một thử nghiệm sẵn có. Hai bệnh này là bệnh lưới nội mô (bệnh mô bảo) và bệnh Marek ở gia cầm. Đó là hai căn bệnh rất dễ lây và có thể gây ra các bệnh giống như bệnh ung thư, gây thiệt hại về sản xuất và gây chết gia cầm.

Các nhà khoa học tại Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã tìm ra cách để phát hiện dễ dàng hơn hai căn bệnh nghiêm trọng ở gia cầm bằng cách thay đổi một thử nghiệm sẵn có.

 

Hai bệnh này là bệnh lưới nội mô (bệnh mô bảo) và bệnh Marek ở gia cầm. Đó là hai căn bệnh rất dễ lây và có thể gây ra các bệnh giống như bệnh ung thư, gây thiệt hại về sản xuất và gây chết gia cầm. Bệnh Marek thường ảnh hưởng đến những con gà mới trưởng thành, trong khi bệnh lưới nội mô lại lây nhiễm cho những con gà và các gia cầm khác như: gà tây, vịt, ngan, ngỗng và chim cút.

Aly Fadly – trưởng nhóm nghiên cứu từ Phòng thí nghiệm U bướu học và bệnh gia cầm (ADOL) trực thuộc Cơ quan Nghiên cứu nông nghiệp (ARS) ở East Lansing, Michigan, đã sửa đổi một thử nghiệm phản ứng chuỗi polymerase (PCR) để phát hiện trình tự di truyền độc đáo của vi rút gây bệnh.

Chẩn đoán các bệnh liên quan đến việc lấy mô từ các cơ quan bị ảnh hưởng của gia cầm, bảo quản và xác định virút bằng thử nghiệm kính hiển vi mà hầu hết các phòng thí nghiệm được trang bị để thực hiện. Tuy nhiên, nếu không thực hiện được một chẩn đoán xác định thì mô tươi hoặc đông lạnh từ gia cầm bị nhiễm phải được lấy và gửi đến phòng thí nghiệm để thử nghiệm thêm.

Sửa đổi PCR cho phép các phòng thí nghiệm chẩn đoán trích xuất ADN của virút từ các mô bảo quản để phát hiện ra hai căn bệnh này. Nó mang lại một thay thế hiệu quả cho các thử nghiệm sinh học và thử nghiệm phân tử phức tạp hiện tại đòi hỏi phải có các mô đông lạnh hoặc mẫu mô tươi, Fadly cho biết. Ngoài ra, không cần phải có nhiều hơn các mô đông lạnh đắt tiền cho các phòng thí nghiệm. Đó là bởi vì các mẫu được bảo quản trong formalin - một chất bảo quản giá rẻ, sẵn có ở thể rắn. Mẫu bảo quản trong formalin có thể được vận chuyển qua đường bưu điện, làm cho quá trình này trở nên ít tốn kém hơn.

Trong một nghiên cứu khác, các nhà khoa học ở ADOL đang phát triển loại vắc-xin giúp ngăn ngừa sự lây lan của bệnh Marek và các bệnh gia cầm khác. Họ đã phát triển một loại vắc-xin mới được gọi là CVRM2 có hiệu quả bảo vệ chống lại virút gây bệnh Marek ở gà. ARS gần đây đã thông qua một thỏa thuận cấp phép với một công ty tư nhân để đưa CVRM2 thành một vắc-xin thương mại.

ARS là cơ quan nghiên cứu khoa học chính của Bộ Nông nghiệp Mỹ, và nghiên cứu này hỗ trợ ưu tiên thúc đẩy an ninh lương thực quốc tế của Bộ Nông nghiệp Mỹ.

Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Nghiên cứu nông nghiệp, số ra tháng 8 năm 2014.
 
M.T. - Mard, theo ARS.
Trở lại      In      Số lần xem: 864

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD