Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  26
 Số lượt truy cập :  33347601
Nghiên cứu biện pháp giảm ô nhiễm amoniac từ gia súc

Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Science of the Total Environment, cải tiến thiết kế chuồng nuôi, quy trình vệ sinh và xử lý phân có thể làm giảm 17-50% phát thải amoniac từ các chuồng nuôi bò sữa thương mại. Nghiên cứu này cung cấp một danh sách các kỹ thuật và công nghệ có thể giảm amoniac nhiều nhất.

Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Science of the Total Environment, cải tiến thiết kế chuồng nuôi, quy trình vệ sinh và xử lý phân có thể làm giảm 17-50% phát thải amoniac từ các chuồng nuôi bò sữa thương mại.

 

 Nghiên cứu này cung cấp một danh sách các kỹ thuật và công nghệ có thể giảm amoniac nhiều nhất.

Ô nhiễm nitơ hoạt tính, và cụ thể hơn, ô nhiễm amoniac nói chung có tác động tới môi trường và sức khỏe con người - có thể dẫn đến hiện tượng nở hoa của tảo ở vùng nước ngọt, đe dọa động vật thủy sản hoang dã, góp phần gây ra hiện tượng sương mù gây thiệt hại cho sức khỏe con người.

"Trong khuôn khổ Natura 2000, các nước thành viên EU được yêu cầu phải điều tiết phát thải nitơ hoạt tính vào các hệ sinh thái tự nhiên được bảo vệ", Luciano Barreto Mendes - tác giả chính của nghiên cứu đồng thời là một nghiên cứu sinh sau tiến sĩ về Chất lượng không khí IIASA nói. "Nhưng vẫn còn thiếu dữ liệu về cách thức thực hiện điều này. Mục đích của nghiên cứu là đánh giá phạm vi quản lý và kỹ thuật thiết kế nào có thể giúp giảm các phát thải ở chuồng ngăn nuôi bò sữa thương mại".

Mendes và các đồng nghiệp đã tiếp cận vấn đề bằng cách sử dụng mô hình phát thải amoniac được thiết kế để tính toán tiềm năng giảm phát thải amoniac của chuồng nuôi bò sữa mới hoặc chuồng nuôi thích ứng. Nó kết hợp các kỹ thuật quản lý và quy trình được thiết kế để giảm thiểu ô nhiễm.

Tại Tây Bắc châu Âu, bò sữa thường được nuôi nhốt trong những chuồng lớn, nơi chúng được thả ra, và phân của chúng là nguồn phát thải amoniac, được lấy ra và lưu lại trong một cái hố dưới chuồng. Nhiều yếu tố góp phần tạo ra một lượng lớn khí amoniac thoát ra từ phân chuồng vào không khí, bao gồm các quá trình hóa học, nhiệt độ và luồng khí.

Nghiên cứu mới này đánh giá tiềm năng giảm phát thải của nhiều kỹ thuật, bao gồm cạo sàn, rửa sạch bằng nước, axit hóa phân, và sử dụng các loại nền sàn khác nhau.

"Nghiên cứu này cung cấp các can thiệp hữu ích mà người nông dân và các nhà hoạch định chính sách nông nghiệp có thể sử dụng để thông báo về sự tuân thủ các quy định của EU của họ", Mendes nói.
 
N.T.H.- Mard, theo Sciencedaily.
Trở lại      In      Số lần xem: 653

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD