Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  45
 Số lượt truy cập :  34079036
Nghiên cứu bổ sung axit mật cho lợn con giúp đẩy lùi dinh dưỡng ngoài đường tiêu hóa liên quan đến bệnh gan mở ra hướng điều trị mới cho bệnh gan ở trẻ sinh non

Bổ sung cho trẻ em sinh non liều nhỏ axít mật (bile acid) có thể giúp trẻ sơ sinh chống chọi được bệnh gan, theo Douglas G. Burrin – nhà sinh lý học của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) và các đồng nghiệp của ông.

Bổ sung cho trẻ em sinh non liều nhỏ axít mật (bile acid) có thể giúp trẻ sơ sinh chống chọi được bệnh gan, theo Douglas G. Burrin – nhà sinh lý học của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) và các đồng nghiệp của ông.

 

Trong một nghiên cứu sơ bộ trên những con lợn con mới sinh dưới hình thức là mô hình động vật nghiên cứu, Burrin và các đồng nghiệp của ông đã chỉ ra rằng axít mật CDCA (axít chenodeoxycholic) giúp đẩy lùi dinh dưỡng ngoài đường tiêu hóa liên quan đến bệnh gan (PNALD) - tình trạng gan đôi khi xảy ra ở trẻ sơ sinh được nuôi dưỡng hoàn toàn thông qua đường tĩnh mạch.

Được gọi là dinh dưỡng hoàn toàn ngoài đường tiêu hóa (viết tắt là TPN), chế độ ăn này có thể cứu sống được trẻ, nếu dùng trong thời gian dài hơn hai tuần, có thể dẫn đến các biến chứng như PNALD.

Chưa có liệu pháp dựa trên cơ sở khoa học nào được thiết lập để điều trị PNALD. Trong trường hợp nghiêm trọng, PNALD có thể dẫn đến suy gan và cần phải ghép gan.

Trong nghiên cứu đang được thực hiện để ngăn chặn hoặc giảm thiểu tác động của PNALD và các tác động phụ không mong muốn khác của TPN, Burrin và các đồng nghiệp chỉ ra rằng cung cấp những liều nhỏ CDCA 3 lần/ngày giúp chống PNALD ở những con lợn con được nuôi dưỡng hoàn toàn qua đường tiêu hóa. Nhóm nghiên cứu đưa ra kết luận dựa trên các phép đo của ba chỉ dấu sinh học quan trọng: bilirubin huyết thanh, axit mật huyết thanh, và triglycerides gan.

Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí  American Journal of Physiology—Gastrointestinal and Liver Physiology năm 2013. Đây là nghiên cứu đầu tiên chứng minh cho việc sử dụng CDCA, được truyền trực tiếp vào đường tiêu hóa trên để kiểm soát PNALD ở một con lợn mới sinh làm mô hình thí nghiệm.

Những con lợn con đã được lựa chọn cho nghiên cứu này bởi vì đường tiêu hóa của lợn tương tự như của con người. Ngoài ra, kích thước và thành phần cơ thể, lượng mỡ và nạc ở những con lợn con sơ sinh thường là tương đương với một em bé sinh thiếu tháng.

Burrin cùng cộng tác với Cơ quan Nghiên cứu nông nghiệp (ARS) trực thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ và Trung tâm Nghiên cứu dinh dưỡng của trẻ em tại Houston, Texas. Trong nghiên cứu, ông đã cộng tác với các đồng tác giả của nghiên cứu tại Ttrung tâm Dinh dưỡng là David D. Moore và Barbara Stoll, Ajay Kumar Jain và Jens J. Holst - trường Đại học Copenhagen, Đan Mạch.

Đại học Y Baylor, Bệnh viện Nhi Texas và ARS cùng tham gia quản lý Trung tâm Nghiên cứu dinh dưỡng. Nghiên cứu này hỗ trợ các ưu tiên của Bộ Nông nghiệp Mỹ về cải thiện sức khỏe và dinh dưỡng cho trẻ em.
Nghiên cứu này được đăng tải trên tạp chí Nghiên cứu nông nghiệp, số ra tháng 5-6/2013.
 
M.T. - Mard, theo ARS.
Trở lại      In      Số lần xem: 1284

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD