Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  34
 Số lượt truy cập :  34076207
Nghiên cứu các giải pháp KH&CN phát triển các sản phẩm thương mại từ đà điểu nuôi tại Việt Nam

Đà điểu có giá trị vượt trội so với một số gia cầm khác về sản lượng và chất lượng thịt (hàm lượng mỡ, cholesterol thấp - 58-60 mg/100 g, năng lượng thấp nhưng giàu protein, hàm lượng axit béo omega 3 cao-8%). Da đà điểu có giá trị kinh tế cao, mỡ và tiết đà điểu có giá trị trong chế biến thực phẩm và làm thuốc.

Đà điểu có giá trị vượt trội so với một số gia cầm khác về sản lượng và chất lượng thịt (hàm lượng mỡ, cholesterol thấp - 58-60 mg/100 g, năng lượng thấp nhưng giàu protein, hàm lượng axit béo omega 3 cao-8%). Da đà điểu có giá trị kinh tế cao, mỡ và tiết đà điểu có giá trị trong chế biến thực phẩm và làm thuốc.


Được nghiên cứu và phát triển ở Việt Nam từ năm 1996, đến nay, hàng năm chúng ta có 17.000 đà điểu sinh sản, sản xuất 13.500 tấn thịt hơi và 280.000 bộ da đà điểu, nguyên liệu xương, tiết, mỡ dồi dào. Tuy nhiên sản phẩm chưa được sử dụng hợp lý gây lãng phí nguồn thu đáng kể. Do đó, đẩy mạnh nghiên cứu công nghệ chế biến, khai thác giá trị các sản phẩm từ đà điều là hết sức cần thiết đề nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của ngành chăn nuôi đà điều ở Việt Nam trước thềm hội nhập.

Sau hơn 3 năm thực hiện (2011 - 2014) với rất nhiều phương pháp nghiên cứu được sử dụng (Phân tích và tổng hợp tài liệu, phương pháp thực nghiệm, phương pháp quan sát, phương pháp phân tích hóa học, chọn mẫu và phân tích mẫu, thống kê sinh học..), Đề tài “Nghiên cứu các giải pháp KH&CN phát triển các sản phẩm thương mại từ đà điểu nuôi tại Việt Nam” do ThS. Hoàng Văn Lộc làm chủ nhiệm và Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thuỵ Phương là Cơ quan chủ trì đã thu được kết quả nổi bật sau đây.

- Xây dựng được mô hình nuôi đà điểu quy mô 300 con theo chuỗi liên kết từ chăn nuôi đến chế biến tận dụng nguồn nhân lực và nguyên liệu của địa phương.
- Hoàn thiện 9 quy trình công nghệ chế biến thịt đà điểu: 03 Quy trình công nghệ chế biến thực phẩm từ thịt đà điểu, 03 Quy trình công nghệ chế biến thực phẩm chức năng từ: xương, tiết, mỡ đà điểu , 03 Quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm (giày da, dép da, thắt lưng) từ da đà điểu. Các quy trình dể hiểu, dễ áp dụng, sản xuất các sản phẩm thịt đạt tiêu chuẩn VSATTP, các sản phẩm dày, dép, thắt lưng mẫu mã đẹp hợp thời trang, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng so với khu vực và thế giới.

Mô hình chăn nuôi đà điểu có thể được nhân rộng ra nhiều tỉnh/thành phố góp phần phát triển nghề chăn nuôi đà điểu trên toàn quốc, cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm mới có chất lượng cao.

 
N.T.H - NASATI.
Trở lại      In      Số lần xem: 960

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD