Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  64
 Số lượt truy cập :  34081190
Nghiên cứu cải thiện mồi nhử côn trùng hại trái

Những loại mồi nhử mới để nhử sâu bướm đục trái có mùi hương của thức ăn và mùi của bạn đời chúng có thể giúp những người trồng cây ăn quả theo dõi tốt hơn các loài côn trùng gây hại vườn và kiểm soát chúng bằng các ứng dụng thuốc trừ sâu đúng thời điểm một cách cẩn thận.

Những loại mồi nhử mới để nhử sâu bướm đục trái có mùi hương của thức ăn và mùi của bạn đời chúng có thể giúp những người trồng cây ăn quả theo dõi tốt hơn các loài côn trùng gây hại vườn và kiểm soát chúng bằng các ứng dụng thuốc trừ sâu đúng thời điểm một cách cẩn thận.

 

Bướm đêm Codling, ở giai đoạn ấu trùng, là loài gây hại chính của táo, lê và quả óc chó. Trong lịch sử, người trồng đã phun thuốc trừ sâu cho vườn cây ăn quả để ngăn chặn ấu trùng dài 3-4 inch, có màu hồng trắng không đục vào trong trái cây để ăn, gây tổn thương và khiến cho trái cây không bán được trên thị trường Mỹ và nước ngoài.

Mồi nhử được đặt ở dạng tổng hợp của chất hấp dẫn giới tính hóa học của những con sâu bướm cái trưởng thành, hoặc pheromone giới tính, đã giúp cho người nông dân xác định được thời điểm sử dụng thuốc trừ sâu và làm giảm lượng áp dụng. Là một phần của nghiên cứu cải tiến công nghệ, một nhóm các nhà nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) và các nhà nghiên cứu cộng sự đã xác định và tổng hợp các hợp chất mới để sử dụng cùng với các pheromone giới tính. Trong số đó có ête lê (pear ester) và axit axetic.

Ête lê là mùi thơm đặc trưng của trái lê chín, và axit axetic là chất làm thơm giấm, Alan Knight giải thích. Ông đã nghiên cứu các chất dẫn dụ cùng với hai nhà khoa học khác tại Cơ quan Nghiên cứu Nông nghiệp (ARS) trực thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ là Peter Landolt và Douglas Light và các cộng sự khác. Knight và Landolt hiện đang công tác tại Phòng Nghiên cứu Nông nghiệp Yakima của ARS tại Wapato, Washington. Light đang làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu khu vực miền Tây của ARS ở Albany, California.

Riêng ête lê là một chất dẫn dụ mạnh đối với cả sâu bướm Codling đực và cái. Bổ sung thêm axit axetic làm gia tăng đáng kể số lượng sâu bướm bắt được. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng bả mồi mạnh nhất là bả kết hợp ête lê, pheromone giới tính và axit axetic. Nghiên cứu của nhóm nghiên cứu chỉ ra rằng bả dẫn dụ kết hợp này có thể bắt được nhiều con sâu bướm cái gấp 8-10 lần so với sử dụng chất dẫn dụ kết hợp ête lê-pheromone.

Sử dụng các công cụ giám sát dựa vào bả mồi, các nhà nghiên cứu cũng phát triển được các ngưỡng hành động dựa trên việc thu bắt những con sâu bướm cái và lượng sâu bướm tổng số bắt được cho phép người trồng trọt giảm thiểu lượng thuốc trừ sâu sử dụng 30-70%. Các thử nghiệm trên quy mô vườn cây ăn quả hiện đang được tiến hành để tìm hiểu xem liệu bả mồi kết hợp ête lê-pheromone với axit axetic có được sử dụng hiệu quả để theo dõi sâu cuốn lá táo (loài sâu gây hại nghiêm trọng thứ 2) hay không.

Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Nghiên cứu nông nghiệp, số ra tháng 7 năm 2013.
 
M.T. - Mard, Theo ARS.
Trở lại      In      Số lần xem: 1102

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD