Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  45
 Số lượt truy cập :  34072799
Nghiên cứu chỉ ra cây trồng trên thế giới đang sử dụng một lượng nước rất lớn

Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature do các nhà nghiên cứu tại Đại học New Mexico thực hiện đã chỉ ra cây trồng đang sử dụng một lượng nước ngọt khổng lồ và sự lưu chuyển của lượng nước này trong chu kỳ sống của cây trồng có ý nghĩa quan trọng để dự đoán tương lai về biến đổi khí hậu.

Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature do các nhà nghiên cứu tại Đại học New Mexico thực hiện đã chỉ ra cây trồng đang sử dụng một lượng nước ngọt khổng lồ và sự lưu chuyển của lượng nước này trong chu kỳ sống của cây trồng có ý nghĩa quan trọng để dự đoán tương lai về biến đổi khí hậu.

 

Theo nghiên cứu, lượng nước ngọt cây trồng sử dụng trong giai đoạn tăng trưởng chiếm tỷ trọng lớn nhất và gấp hơn 1,5 lần lượng nước của tất cả các sông của hành tinh. Ngoài ra, lượng nước do cây trồng chuyển từ đất vào bầu không khí thông qua quá trình thoát hơi nước lớn hơn 5 lần so với lượng nước bay hơi ở các châu lục. Nghiên cứu này rất quan trọng vì nó cho thấy các nhà khoa học nên tập trung vào sự lưu chuyển nước trong cây trồng khi đánh giá sự sẵn có của nguồn nước ngọt trong tương lai trong bối cảnh khí hậu nóng lên.

Nước được lưu chuyển từ bề mặt trái đất vào không khí bằng cách bốc hơi hoặc thông qua hình thức cây "thở", một quá trình được biết đến như là sự thoát hơi nước của cây. Mỗi phân tử nước được tạo thành từ một phần oxy, hai phần hydro. Một số loại oxy và hydro sản sinh trong tự nhiên là hơi nặng và hơi nhẹ hơn so với những loại khác, chúng được gọi là các đồng vị. Những gì các nhà khoa học tìm thấy trong nghiên cứu này là hành vi khác nhau của các đồng vị trong quá trình bốc hơi và thoát hơi nước.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học New Mexico đã tính tổng lượng nước các cây trồng sử dụng trên trái đất bằng cách sử dụng dữ liệu toàn cầu về mẫu nước thu thập từ các con sông và hồ lớn nhất trên hành tinh. Kết quả cho thấy, cây trồng trên đất làm thoát hơi nước 60.000 km3 nước mỗi năm - tương đương với dòng chảy của 10 con sông Amazon (hoặc 100 con sông Mississippi hoặc 1.000 con sông Rhine) - và tiêu thụ một nửa năng lượng mặt trời do các lục địa của trái đất hấp thụ. Nghiên cứu này thừa nhận tầm quan trọng của đời sống thực vật trong việc kiểm soát lượng mưa. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nước do cây trồng sử dụng đóng vai trò rất quan trọng để duy trì tất cả sự sống trên Trái đất - bao gồm cả quá trình sản xuất lương thực cho nhân loại. Các nguồn lực cơ bản nhất đối với nhân loại là thực phẩm, nước, chỗ ở và quần áo. Tất cả các nhu cầu - hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp đều cần tới nước ngọt. Nghiên cứu này cho thấy rằng, những thay đổi diễn ra đối với các cây trồng thông qua thay đổi hệ sinh thái tự nhiên, thay đổi sử dụng đất, phá rừng hoặc những thay đổi khác có thể làm thay đổi lượng mưa, từ đó ảnh hưởng tới nguồn nước ngọt trong tương lai.

NMT - Mard, Theo phys.org.
Trở lại      In      Số lần xem: 1420

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD