Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  26
 Số lượt truy cập :  33362477
Nghiên cứu chuyển đổi xenluloza thành tinh bột

Một nhóm các nhà nghiên cứu công nghệ của Virginia đã thành công trong việc chuyển đổi xenluloza thành tinh bột, một quy trình có tiềm năng cung cấp một nguồn dinh dưỡng từ thực vật chưa được khai thác. Công trình này có thể giúp nuôi dưỡng một dân số toàn cầu đang ngày càng phát triển - được ước tính tăng đến 9 tỷ vào năm 2050. Tinh bột là một trong những thành phần quan trọng nhất trong chế độ ăn của con người và cung cấp 20-40% lượng calo hàng ngày.

Một nhóm các nhà nghiên cứu công nghệ của Virginia đã thành công trong việc chuyển đổi xenluloza thành tinh bột, một quy trình có tiềm năng cung cấp một nguồn dinh dưỡng từ thực vật chưa được khai thác.

 

Phó giáo sư Y.H. Percival Zhang - trường Cao đẳng Nông nghiệp và khoa học đời sống và trường Cao đẳng Kỹ thuật là trưởng nhóm nghiên cứu. Công trình này có thể giúp nuôi dưỡng một dân số toàn cầu đang ngày càng phát triển - được ước tính tăng đến 9 tỷ vào năm 2050. Tinh bột là một trong những thành phần quan trọng nhất trong chế độ ăn của con người và cung cấp 20-40% lượng calo hàng ngày.

Nghiên cứu được đăng tải trên Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia.

Xenluloza là một vật chất hỗ trợ trong thành tế bào thực vật và là hyđrat-cácbon phổ biến nhất trên trái đất. Phát triển mới này mở ra cánh cửa về triển vọng cho các loại thực phẩm có thể được tạo ra từ bất kỳ thực vật nào, làm giảm sự cần thiết phải trồng cây trên đất có giá trị dinh dưỡng đòi hỏi phải được bón phân, sử dụng thuốc trừ sâu, và cần một lượng nước lớn. Loại tinh bột mà nhóm nghiên cứu của Zhang đã tạo ra là amiloza - tinh bột không bị phá vỡ trong quá trình tiêu hóa và hoạt động như một nguồn cung cấp chất xơ. Nó được chứng minh có tác dụng làm giảm nguy cơ béo phì và bệnh tiểu đường.

Tinh bột không chỉ có vai trò như là một nguồn thực phẩm, mà còn có thể được sử dụng trong sản xuất lớp màng cho bao bì thực phẩm phân hủy sinh học.

Zhang sử dụng một quy trình mới liên quan tới các enzim để chuyển đổi xenluloza thành tinh bột amiloza.
Zhang cho biết: xenluloza và tinh bột có công thức hóa học tương tự  nhau, sự khác biệt nằm trong các mối liên kết hóa học của chúng. Ý tưởng của nhóm nghiên cứu là sử dụng enzim để phá vỡ các liên kết trong xenluloza, cho phép cấu hình lại như tinh bột.

Phương pháp tiếp cận mới này thu được xenluloza từ nguyên liệu thực vật như: như thân cây ngô, chuyển đổi khoảng 30% thành amiloza, và thủy phân phần còn lại thành glucoza thích hợp cho sản xuất ethanol. Thân cây ngô bao gồm thân, lá và lá bao của cây ngô còn lại sau khi tai của ngô được thu hoạch. Tuy nhiên, quá trình trên được vận hành với xenluloza từ bất kỳ loài thực vật nào.

Quá trình sinh học này được gọi là "chuyển dạng sinh học enzim và lên men của vi sinh vật", rất dễ dàng để mở rộng thành quy mô sản xuất thương mại. Nó rất thân thiện với môi trường vì nó không đòi hỏi thiết bị đắt tiền, nhiệt, hoặc thuốc thử hóa học, và không tạo ra bất kỳ chất thải nào. Các enzim quan trọng này đã được cố định trên các hạt nano từ tính có thể được tái chế một cách dễ dàng bằng cách sử dụng một lực lượng từ tính.
 
M.T. - Mard, theo Sciencedaily.
Trở lại      In      Số lần xem: 2259

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD