Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  45
 Số lượt truy cập :  34071427
Nghiên cứu đánh giá khả năng thích nghi và độ ổn định năng suất của một số tổ hợp lúa lai hai dòng chọn tạo trong nước

Nghiên cứu do nhóm tác giả Trần Thanh Nhạn (Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT) cùng nhóm cộng sự thực hiện nhằm giới thiệu cho người sản xuất sử dụng một số giống lúa lai Việt Nam đạt hiệu quả kinh tế cao. Lúa lai được đưa vào Việt Nam từ năm 1991 bằng cách nhập nội và trồng thử một vài tổ hợp lai có hạt F1 được sản xuất tại Trung Quốc. Thực tiễn sản xuất đã khẳng định, lúa lai có năng suất cao hơn lúa thuần 15-20%, góp phần đáng kể vào tăng năng suất, sản lượng lúa và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

Nghiên cứu do nhóm tác giả Trần Thanh Nhạn (Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT) cùng nhóm cộng sự thực hiện nhằm giới thiệu cho người sản xuất sử dụng một số giống lúa lai Việt Nam đạt hiệu quả kinh tế cao.

 

Ảnh minh họa

 

Lúa lai được đưa vào Việt Nam từ năm 1991 bằng cách nhập nội và trồng thử một vài tổ hợp lai có hạt F1 được sản xuất tại Trung Quốc. Thực tiễn sản xuất đã khẳng định, lúa lai có năng suất cao hơn lúa thuần 15-20%, góp phần đáng kể vào tăng năng suất, sản lượng lúa và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

 

Nhóm tác giả sử dụng 9 tổ hợp lúa lai hai dòng mới được chọn tạo trong nước là HYT109, HYT115, LC212, LC270, TH8-3, Thanh Ưu 3, Thanh Ưu 4, Việt Lai 50, Việt Lai 20. Thí nghiệm được tiến hành tại các trạm khảo nghiệm Phú Thọ, Tuyên Quang thuộc vùng núi phía Bắc; Văn Lâm – Hưng Yên, Thái Bình thuộc vùng đồng bằng sông Hồng; Thanh Hóa, Nghệ An thuộc vùng Bắc Trung Bộ từ tháng 6 năm 2009 đến tháng 6 năm 2010.

 

Kết quả tại 3 vùng nghiên cứu cho thấy: về thời gian sinh trưởng tất cả 7 giống lúa lai đều thuộc nhóm ngắn ngày, thời gian sinh trưởng dao động từ 102 đến 114 ngày trong vụ mùa và 120 – 129 trong vụ xuân. Trong số đó, có 2 giống HYT109 và Việt Lai 50 có thời gian sinh trưởng dài nhất.

 

Về khả năng thích ứng và độ ổn định năng suất trong điều kiện vụ mùa, giống LC270 cho năng suất ổn định ở tất cả các môi trường sinh thái; giống TH8-3 cho năng suất ổn định ở các vùng khó khăn; giống Thanh Ưu 4 cho năng suất ổn định ở môi trường thuận lợi, có điều kiện thâm canh cao. Các giống HYT109, HYT115, LC212, Thanh Ưu 3, Việt Lai 50 cho năng suất không ổn định.

 

Trong điều kiện vụ xuân, các giống HYT109, LC212, Việt Lai 50 cho năng suất ổn định; giống LC270 thích hợp cho vùng thâm canh. Các giống HYT115, TH8-3, Thanh Ưu 3, Thanh Ưu 4 cho năng suất không ổn định.

 

Thien Trang - Canthostnews Theo Tạp chí NN&PTNT, 15/2013

Trở lại      In      Số lần xem: 1694

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD