Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  48
 Số lượt truy cập :  34072865
Nghiên cứu đánh giá tác động của các hệ thống canh tác lúa đến tính chất đất vùng đất phèn Đồng Tháp Mười

Trên vùng đất phèn chuyên trồng lúa ở Đồng Tháp Mười hiện tồn tại 3 hệ thống canh tác lúa, đó là: (i) lúa 2 vụ không có đê bao; (ii) lúa 3 vụ có đê bao lửng và (iii) lúa 3 vụ có đê bao kín. Các hệ thống canh tác lúa 3 vụ đã hình thành cách đây từ 8-10 năm.

Nguyễn Đức Thuận1, Trần Thị Hồng Thắm1  và Hồ Thị Châu1

 

Trên vùng đất phèn chuyên trồng lúa ở Đồng Tháp Mười hiện tồn tại 3 hệ thống canh tác lúa, đó là: (i) lúa 2 vụ không có đê bao; (ii) lúa 3 vụ có đê bao lửng và (iii) lúa 3 vụ có đê bao kín. Các hệ thống canh tác lúa 3 vụ đã hình thành cách đây từ 8-10 năm.

 

Cho đến nay vẫn còn có nhiều ý kiến trái ngược nhau về việc xây dựng các hệ thống đê bao để trồng lúa 3 vụ trên đất phèn ở Đồng Tháp Mười, nhất là về mặt độ phì, bao gồm cả việc rửa phèn và lấy phù sa cho đồng ruộng.

 

Nghiên cứu này đã được thực hiện nhằm đánh giá tác động của các hệ thống canh tác lúa nhiều vụ trong năm đến tính chất đất vùng đất phèn Đồng Tháp Mười.

 

Kết quả nghiên cứu cho thấy sau 8-10 năm canh tác 3 vụ lúa trong năm đã làm giảm độ dày tầng canh tác, tăng độ dày tầng đế cày và dung trọng đất. Canh tác 3 vụ lúa trong năm có tác dụng làm tăng hàm lượng chất hữu cơ, đạm và lân tổng số trong đất. Tuy nhiên, hàm lượng đạm dễ tiêu ở giai đoạn đầu sinh trưởng của cây lúa trong vụ Hè Thu và Thu Đông ở các hệ thống canh tác lúa 3 vụ lại thiếu, nhất là ở hệ thông lúa 3 vụ có đê bao lửng.

 

 

Axít hữu cơ có trọng lượng phân tử thấp và Fe2+ trong đất là 2 độc chất chính trong giai đoạn dầu của cây lúa ở vụ Hè Thu và Thu Đông trên hệ thống canh tác lúa 3 vụ.

 

Hàm lượng phù sa trong nước lũ và số lượng phù sa tích lũy trên ruộng ở hệ thống lúa 2 vụ không có đê bao và lúa 3 vụ có đê bao lửng sau mỗi mùa lũ ở vùng nghiên cứu là không nhiều. Chất lượng phù sa giữa 2 hệ thống canh tác trên không có sự khác biệt. Sau mỗi mùa lũ, lượng phù sa để lại cho đất ở hệ thống canh tác lúa 2 vụ không có đê bao và lúa 3 vụ có đê bao lửng khoảng 5,66-6,47 t/ha, trong đó có chứa 22,7-25,1kg N, 6,4-7,8kg P2O5, 6,6-7,8kg K2O, 1,5kg CaO và 3,2-3,6kg MgO./.

-------------------------------------------

1 - Trung tâm NC&PT Nông nghiệp Đồng Tháp Mười, Viện KHKTNN miền Nam.

Trở lại      In      Số lần xem: 1668

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD