Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  33
 Số lượt truy cập :  34072045
Nghiên cứu giải pháp sàng lọc cam tươi bằng tia cực tím

Biện pháp sàng lọc cam tươi bằng tia cực tím được thực hiện nhằm phát hiện những tổn thương trên lớp vỏ cam vốn được coi là chỉ số ghi nhận sự hiện diện của vi khuẩn gây thối quả, cụ thể là vi khuẩn Penicillium italicum hoặc P. digitatum làm quả cam bị mốc xanh.

Biện pháp sàng lọc cam tươi bằng tia cực tím được thực hiện nhằm phát hiện những tổn thương trên lớp vỏ cam vốn được coi là chỉ số ghi nhận sự hiện diện của vi khuẩn gây thối quả, cụ thể là vi khuẩn Penicillium italicum hoặc P. digitatum làm quả cam bị mốc xanh.

 

Các vi khuẩn này có ở tangeritin, một hợp chất tự nhiên trong dầu ở vỏ các quả có múi. Khi vỏ bị hư hỏng, chẳng hạn như phân rã, tangeritin di chuyển gần hơn tới bề mặt vỏ, hoặc có thể thấm ra ngoài và việc sử dụng tia cực tím để phát hiện ra vi khuẩn trở nên dễ dàng hơn.
 

Nghiên cứu do nhà sinh lý học thực vật Dave Obenland và giáo sư bệnh học thực vật Joe Smilanick cùng với các nhà nghiên cứu nông nghiệp tại Parlier, California thực hiện. Các nhà nghiên cứu đã lấy mẫu khoảng 5.000 quả cam trong khoảng thời gian 2 năm. Trong nghiên cứu này, các quả cam được lấy mẫu tại hai khu vực đóng gói cam quýt ở California. Các quả cam được sắp xếp theo mức độ không phát huỳnh quang, điểm huỳnh quang thưa thớt, trung bình, hoặc cao ghi nhận trong quá trình sàng lọc cam bằng tia cực tím. Tiếp theo, các quả cam được đánh giá hai lần dưới ánh sáng không có tia cực tím. Lần đầu tiên là trong vòng 24 giờ sau khi sàng lọc bằng tia cực tím và phân loại, lần thứ hai là sau khi cam đã được bảo quản ở 59°F trong 3 tuần. Đúng như dự đoán, các quả cam với mức huỳnh quang cao sẽ tiếp tục quá trình bị thối quả và gia tăng các vấn đề về vỏ trong quá trình lưu trữ. Các quả cam chỉ có mức huỳnh quang vừa phải cũng cho kết quả tương tự.

Các nhà đóng gói cam, quýt luôn mong muốn mở rộng sàng lọc UV để có nhiều cấp độ huỳnh quang khi phân loại cam. Dù vỏ cam chỉ phát ra đốm sáng không lớn hơn đầu của một cây bút bi cũng có thể được nhanh chóng và dễ dàng phát hiện bằng máy quét tia cực tím với tầm nhìn hiện đại. Cơ quan Nghiên cứu Nông nghiệp Mỹ ARS và Hội đồng Nghiên cứu cây có múi California là các đơn vị tài trợ cho nghiên cứu. Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Nghiên cứu nông nghiệp xuất bản tháng 8/2013.

NMT - Mard, Theo phys.org.
Trở lại      In      Số lần xem: 1537

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD