Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  19
 Số lượt truy cập :  33354146
Nghiên cứu hệ thống tái sinh cây sắn (Manihot esculenta crantz) thông qua phôi soma từ lá chưa trưởng thành

Cây sắn (Manihot esculenta Crantz) là cây có củ được trồng ở vùng cận nhiệt đới của Châu Phi, Châu Á và Mỹ Latin, đáp ứng nhu cầu lương thực cho 500 triệu người. Củ sắn có hàm lượng chất khô chiếm 20% trong đó 80% là tinh bột. Các công nghệ chuyển gene mới đã mở ra các khả năng tạo ra những giống sắn chất lượng tốt bằng cách kết hợp các tính trạng mong muốn vào một số giống sắn vốn được nông dân ưa thích.

Cây sắn (Manihot esculenta Crantz) là cây có củ được trồng ở vùng cận nhiệt đới của Châu Phi, Châu Á và Mỹ Latin, đáp ứng nhu cầu lương thực cho 500 triệu người. Củ sắn có hàm lượng chất khô chiếm 20% trong đó 80% là tinh bột.

Các công nghệ chuyển gene mới đã mở ra các khả năng tạo ra những giống sắn chất lượng tốt bằng cách kết hợp các tính trạng mong muốn vào một số giống sắn vốn được nông dân ưa thích. Chuyển gene thành công phụ thuộc hoàn toàn vào hiệu quả của hệ thống tái sinh. Đến năm 1995, hệ thống tái sinh duy nhất ở cây sắn là kiểu biệt hóa phát sinh phôi soma.

 

Vật liệu khởi đầu (lá, đỉnh sinh trưởng) được sử dụng để cảm ứng tạo phôi soma qua tiền phôi sơ cấp. Phôi soma có thể chuyển hóa theo nhiều hướng như phôi soma có thể cho nảy mầm trực tiếp tạo thành cây con, phôi soma chuyển hóa tiếp thành phôi soma thứ cấp, phôi soma được chọn lọc, nuôi cấy tạo thành mô sẹo tiền phôi tơi, được làm trưởng thành để trở lại phôi soma, từ mô sẹo tiền phôi tơi có thể tạo thành tế bào trần và ngược lại.

 

Ở Việt Nam, sự tạo phôi soma và tạo các cơ quan của cây sắn mới chỉ đang được nghiên cứu.

 

Vì vậy, các nhà khoa học thuộc ĐH Tây Bắc, Viện CNSH, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam thực hiện nghiên cứu này nhằm mục đích tái sinh cây sắn (Manihot esculenta Crantz) thông qua phôi soma từ lá chưa trưởng thành. Vật liệu được sử dụng là các mảnh lá chưa trưởng thành của các cây in vitro từ 2-3 tuần tuổi. Phôi soma được cảm ứng tạo thành trên môi trường MS có bổ sung picloram với các nồng độ khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trên môi trường MS bổ sung 12 mg/l picloram, cả hai giống đều cho tỉ lệ hình thành phôi soma cao nhất. Sau 4 tuần, giống KM94 cho tỷ lệ hình thành phôi cao hơn 11,4% so với giống KM140. Tuy nhiên, khi cụm phôi được chuyển sang môi trường MS có bổ sung 0,3 mg/l BAP để nảy mầm tạo cây con, tỷ lệ tạo cây con ở giống KM140 lại cao hơn với giống KM 94. Chồi cây được tạo ra đạt chiều dài khoảng 1,0 - 1,5 cm được chuyển sang môi trường MS không có chất kích thích sinh trưởng cho tỷ lệ ra rễ đạt 100%, rễ sinh trưởng tốt nhất. Những cây tái sinh in vitro có bộ rễ hoàn chỉnh được trồng trong bầu giá thể trấu hun: đất cát (4: 6) đạt tỷ lệ cây sống 100%. Quy trình tạo cây non hoàn chỉnh trong 16 - 18 tuần là cơ sở quan trọng cho xây dựng quy trình chuyển gene ở cây sắn.

 

ntbtra - Canthostnews, Theo Tạp chí KHCN Việt Nam 2017

Trở lại      In      Số lần xem: 986

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD