Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  71
 Số lượt truy cập :  34080643
Nghiên cứu hiệu quả lưu trữ cácbon của các vùng ngập nước nhân tạo

Sau khi đã tháo cạn hàng triệu mẫu đất ngập nước để phát triển nông nghiệp, đất ngập nước gần đây đang được tạo dựng lại ở các trang trại.Một số nông dân khôi phục hoặc xây dựng vùng đất ngập nước dọc theo cánh đồng của họ để chặn giữ dòng chảy nitơ và phốt pho. Nghiên cứu cho thấy các hệ thống này cũng có thể giữ thuốc trừ sâu, chất kháng sinh, và các chất ô nhiễm trong nông nghiệp khác.

Sau khi đã tháo cạn hàng triệu mẫu đất ngập nước để phát triển nông nghiệp, đất ngập nước gần đây đang được tạo dựng lại ở các trang trại.

 

Một số nông dân khôi phục hoặc xây dựng vùng đất ngập nước dọc theo cánh đồng của họ để chặn giữ dòng chảy nitơ và phốt pho. Nghiên cứu cho thấy các hệ thống này cũng có thể giữ thuốc trừ sâu, chất kháng sinh, và các chất ô nhiễm trong nông nghiệp khác.

Tuy nhiên, một chức năng quan trọng khác giống như các chức năng lưu trữ này của vùng đất ngập nước đang bị bỏ qua, Bill Mitsch - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu đất ngập nước Everglades tại Đại học Florida Gulf Coast cùng với một giáo sư danh dự tại Đại học bang Ohio cho biết: “Đất ngập nước cũng vượt trội về khả năng hút CO2 ra khỏi không khí và giữ nó trong đất lâu dài”.

Được đăng tải trên tạp chí Chất lượng môi trường số ra tháng 7-8/2013, Mitsch và đồng tác giả Blanca Bernal cho biết rằng, hai vùng đất ngập nước được tạo ra 15 năm trước ở Ohio đã tích lũy cácbon trong đất ở mức trung bình hàng năm là 2150 pound/mẫu Anh - hoặc chỉ hơn 1 tấn cácbon/mẫu Anh/năm.

Mức này nhanh hơn 70% so với một vùng đất ngập nước tự nhiên có "kiểm soát" trong khu vực và nhanh hơn 26% so với hai khu vực được bổ sung thêm cácbon vào đất cách đây 5 năm. Và đến năm thứ 15, mỗi vùng đất ngập nước có một hồ chứa cácbon trong đất là hơn 30.000 pound/mẫu Anh - một lượng bằng hoặc vượt quá lượng cácbon được lưu trữ bởi các khu rừng và đất nông nghiệp.

Điều này cho thấy các nhà nghiên cứu và các nhà quản lý đất đai không nên bỏ qua các vùng đất ngập nước đã được phục hồi và các vùng ngập nước nhân tạo khi họ tìm kiếm địa điểm để lưu trữ, hoặc "cô lập" cácbon lâu dài. Chẳng hạn như, trong hơn một thập kỷ, các nhà khoa học đã nghiên cứu về tiềm năng canh tác không làm đất, trồng đồng cỏ, và thực hành các biện pháp canh tác nông nghiệp khác để lưu trữ cácbon trong đất nông nghiệp.

Trong thực tế, vùng đất ngập nước trong khu vực nông nghiệp có thể cô lập cácbon rất nhanh chóng, bởi vì điều kiện giàu dinh dưỡng sẽ thúc đẩy sự phát triển của cây hương bồ (cattail), lau sậy, và các loài thực vật của vùng đất ngập nước khác sản xuất ra rất nhiều sinh khối thực vật và cácbon. Một khi cácbon bị giữ lại trong đất vùng đất ngập nước, nó cũng có thể tồn tại ở đó hàng trăm cho đến hàng ngàn năm do điều kiện ngập nước ức chế sự phân hủy của vi sinh vật.

Cácbon là một vấn đề lớn, chúng ta cần phải bảo vệ bất kỳ cácbon chìm nào mà chúng ta thấy, Mitsch cho biết.

Ông cũng thừa nhận rằng, vùng đất ngập nước phát thải mạnh khí nhà kính (GHG), mê-tan, khiến một số người cho rằng các vùng đất ngập nước không nên được tạo dưới hình thức là một phương tiện để cô lập cácbon và giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Nhưng trong một phân tích mới đây cho thấy rằng, bằng cách mô hình hóa luồng cácbon hơn 100 năm kể từ khi hai vùng đất ngập nước ở bang Ohio được tạo ra và 19 vùng đất ngập nước khác trên toàn thế giới, Mitsch, Bernal, và những cộng sự khác đã chứng minh được rằng hầu hết các vùng đất ngập nước đều là các bồn chứa cácbon, ngay cả khi lượng khí thải mê-tan được xem như một nhân tố. Và một trong số những bồn chứa tốt nhất đó là những vùng đất ngập nước ở Ohio, có thể do các điều kiện dòng chảy thúc đẩy lưu trữ cácbon nhanh trong khi giảm thiểu được thất thoát mê-tan, các tác giả đưa ra giả thuyết.

Mitsch cảnh báo: “Thật dễ dàng để đánh giá thấp vùng đất ngập nước nếu chúng ta quá tập trung vào một trong các khía cạnh của chúng, chẳng hạn như liệu chúng có phải là những bể chứa hoặc các nguồn khí nhà kính GHGs hay không. Thay vào đó, mọi người nên ghi nhớ tất cả những gì mà vùng đất ngập nước đã làm được”.

Các vùng đất ngập nước là môi trường sống cho nhiều loài sinh vật, chúng có khả năng lọc và làm sạch nước, và có thể bảo vệ chống lụt, bão. Và hiện nay, chúng ta đang thấy rằng chúng có vai trò rất quan trọng trong lưu giữ cácbon. Vì vậy, chúng là hệ thống đa chiều.

Nghên cứu được tài trợ bởi Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ, Quỹ Khoa học Quốc gia, Đại học bang Ohio, và Đại học Florida Gulf Coast.
 
M.T. - Mard, Theo Sciencedaily.
Trở lại      In      Số lần xem: 1215

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD