Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  51
 Số lượt truy cập :  34075373
Nghiên cứu lai tạo các giống lúa mì mới cho tương lai dựa vào bản đồ gien của lúa mì nguyên thủy

Thật khó để đi bất cứ nơi nào mà không có một tấm bản đồ, đặc biệt là đi vào thế giới sâu và phức tạp của di truyền học. Hiện nay, Bikram Gill – nhà nghiên cứu tại trường Đại học bang Kansas và nhóm các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới đã phát triển một bản đồ vật lý loài lúa mì nguyên thủy hoang dã, Aegilops tauschii thường được gọi là loài cỏ dê, khi họ thực hiện bước đầu tiên hướng tới giải trình bộ gien lúa mì này.

Thật khó để đi bất cứ nơi nào mà không có một tấm bản đồ, đặc biệt là đi vào thế giới sâu và phức tạp của di truyền học.

 

Hiện nay, Bikram Gill – nhà nghiên cứu tại trường Đại học bang Kansas và nhóm các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới đã phát triển một bản đồ vật lý loài lúa mì nguyên thủy hoang dã, Aegilops tauschii thường được gọi là loài cỏ dê, khi họ thực hiện bước đầu tiên hướng tới giải trình bộ gien lúa mì này.

Một bản đồ vật lý của một bộ gien sẽ cho thấy vị trí của các gien và các trình tự ADN khác. Các nhà khoa học đã sử dụng chúng để xác định và cô lập các gien quy định những đặc điểm khác nhau, chẳng hạn như khả năng kháng bệnh và ngày chín.

Nghiên cứu được công bố trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia (PNAS).

Việc tạo ra một bản đồ vật lý giống như phá vỡ một quả trứng và sau đó lắp ráp lại thành một quả trứng nguyên vẹn, Bikram Gill - giáo sư về bệnh cây trồng tại trường đại học bang Kansas cho biết.

Công trình nghiên cứu này được tiến hành từ 10 năm trước, do Quỹ Khoa học Quốc gia Mỹ tài trợ.

Nhiều năm trước, các nhà khoa học đã phát hiện ra loài tổ tiên của lúa mì - Aegilops tauschii thường gọi là cỏ dê - là một nguồn quý giá để cải thiện gien lúa mì, Gill cho biết. Giống lúa mì được trồng ở vùng Great Plains được bảo vệ khỏi các bệnh bệnh gỉ sắt hại lá bằng các gien được chiết xuất từ các loài cỏ dê và từ loài ruồi Hessian ở miền đông nước Mỹ.

Bản đồ vật lý được nhóm nghiên cứu phát triển sẽ cung cấp một chỉ dẫn cho việc lập bản đồ gien quy định tính kháng bệnh, chịu nhiệt, chịu hạn ở lúa mì và mang lại sản phẩm bánh mì có chất lượng. Hầu hết các gien kháng được cho là nằm ở hai đầu của nhiễm sắc thể và có thể dễ dàng tiếp cận, tạo điều kiện cho việc lai tạo ra các giống lúa mì bền vững và có năng suất cao hơn.
 
M.T. - Mard, theo Sciencedaily.
Trở lại      In      Số lần xem: 1390

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD