Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  32
 Số lượt truy cập :  33342615
Nghiên cứu mới cảnh báo những thay đổi khí hậu, sử dụng đất đối với các loài sinh vật

Một nghiên cứu mới của nhà khoa học tại Đại học Stanford cho thấy tác động của phá rừng và biến đổi khí hậu lớn gấp nhiều lần đẩy nhiều loài rừng nhiệt đới đến bờ vực tuyệt chủng, trong khi các loài khí hậu khô vẫn tồn tại. Phát hiện đăng trên tờ Ecology Letters có thể giúp đưa ra quyết định về việc xác định nơi nào có thể chuyển đổi sang nông nghiệp trong khi giảm thiểu tối đa tổn thất về loài.

 

Một nghiên cứu mới của nhà khoa học tại Đại học Stanford cho thấy tác động của phá rừng và biến đổi khí hậu lớn gấp nhiều lần đẩy nhiều loài rừng nhiệt đới đến bờ vực tuyệt chủng, trong khi các loài khí hậu khô vẫn tồn tại.

 

Phát hiện đăng trên tờ Ecology Letters có thể giúp đưa ra quyết định về việc xác định nơi nào có thể chuyển đổi sang nông nghiệp trong khi giảm thiểu tối đa tổn thất về loài.

Nghiên cứu hơn 300 loài chim ở Costa Rica thuộc vùng Trung Mỹ trong vòng 12 năm và biên soạn một trong những bộ dữ liệu bao quát nhất về đa dạng sinh học ở vùng nhiệt đới, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, khi rừng mưa bị chặt phá để sản xuất nông nghiệp, các loài chim đòi hỏi khí hậu ẩm hơn có xu hướng chết dần, trong khi các loài chim ưa khí hậu khô có thể tồn tại.

Điều này có thể là do diện tích đất nông nghiệp có sự tương đồng với vùng cây bụi và môi trường thảo nguyên của nhiều loài chim ưa khí hậu khô.

Theo các nhà nghiên cứu, rõ ràng là các loài ưa khí hậu khô có khả năng chịu đựng tốt hơn trước những thay đổi trong tương lai về cả khí hậu và sử dụng đất.

Bảo vệ các loài hoang dã trong khi vẫn đảm bảo nuôi sống dân số thế giới dự đoán lên tới 9 tỉ người vào năm 2050 là một thách thức của kỷ nguyên chúng ta.

Ít nhất 3/4 bề mặt đất trên thế giới trực tiếp bị ảnh hưởng bởi con người và phần còn lại dễ bị tổn thương trước những tác động do con người gây ra như biến đổi khí hậu.

Các dự đoán hiện nay cho thấy, gần một nửa các loài thực vật và động vật trên Trái đất sẽ bị tuyệt chủng trong thế kỷ tới do hoạt động của con người, chủ yếu do phương thức sản xuất nông nghiệp.

Nghiên cứu, với tiêu đề “Biến đổi khí hậu và chuyển đổi môi trường sống thiên vị các loài giống nhau” cảnh báo về khả năng bắt đầu của Homogocene – một kỷ nguyên mới mà ở đó đa dạng sinh học toàn cầu nhanh chóng trở nên đồng nhất.

Xác định rõ mối quan hệ giữa sử dụng đất và khí hậu đặt nền tảng cho thúc đẩy sản xuất thực phẩm trong khi giảm tối đa sự tuyệt chủng của loài.

Trong các nghiên cứu trước, các nhà khoa học đã nhấn mạnh sự cần thiết phải làm cho đất nông nghiệp thân thiện hơn với các loài hoang dã, làm thay đổi phương thức canh tác để bảo tồn đa dạng các loài hoang dã và gắn giá trị tiền tệ đối với lợi ích của việc kiểm soát côn trùng trong rừng mưa.

Các nghiên cứu trong tương lai có thể cho thấy những vùng khô cằn là nơi phù hợp nhất để chuyển đổi sang đất nông nghiệp bởi sẽ ủng hộ ít loài bản địa hơn. Tuy nhiên, như một sự lựa chọn, gìn giữ môi trường tự nhiên sẽ đặc biệt cần thiết ở vùng khô cằn do sự gia tăng của môi trường sống tự nhiên sẽ làm giảm tác động của biến đổi khí hậu.
 
M.H - Mard, theo Xinhua.
Trở lại      In      Số lần xem: 1180

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD