Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  31
 Số lượt truy cập :  33352983
Nghiên cứu phát triển nguồn gene cây đinh lăng lá nhỏ (Polyscias fruticosa (L.) Harms) ở miền Đông Nam Bộ

Cây đinh lăng lá nhỏ (Polyscias fruticosa (L.) Harms) trước nay hầu như chỉ có ở các tỉnh miền Bắc. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành di thực cây đinh lăng lá nhỏ từ Hải Dương về Đồng Nai. Vùng đất này có nhược điểm là độ pH cao, nhưng nhóm nghiên cứu đã tìm được công thức phân bón thích hợp cho cây (vôi bột, tro trấu và phân bò ủ hoai) và khắc phục được nhược điểm của đất.

Với nghiên cứu này, các tác giả Nguyễn Thị Ngọc Trâm, Nguyễn Văn Thiện (Công ty TNHH Thiên Dược), Hoàng Tuyết Minh (Hội Giống cây trồng Việt Nam), Phạm Thị Thùy (Viện Bảo vệ thực vật) đã chọn vùng đất Long Thành (Đồng Nai) để phát triển nguồn gen cây đinh lăng lá nhỏ với diện tích 5 ha, góp phần đa dạng hóa nguồn gen các cây thuốc ở miền Đông Nam Bộ.

Cây đinh lăng lá nhỏ (Polyscias fruticosa (L.) Harms) trước nay hầu như chỉ có ở các tỉnh miền Bắc. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành di thực cây đinh lăng lá nhỏ từ Hải Dương về Đồng Nai. Vùng đất này có nhược điểm là độ pH cao, nhưng nhóm nghiên cứu đã tìm được công thức phân bón thích hợp cho cây (vôi bột, tro trấu và phân bò ủ hoai) và khắc phục được nhược điểm của đất.

Bên cạnh đó, việc nuôi trồng thu hái dược liệu được tiến hành theo GACP-WHO nên đã tạo được vùng trồng dược liệu đinh lăng lá nhỏ phát triển tốt, khối lượng dược liệu thu được trung bình đạt hơn 6 tấn/ha và tỷ lệ bộ rễ cao gấp đôi khi trồng ở Hải Dương. Nghiên cứu này cũng mang lại những thông tin quan trọng như: xác định được mùa thu hái tại thời điểm cây đạt hàm lượng hoạt chất cao, phát hiện sâu bệnh hại để có thể phòng tránh và tìm những sản phẩm phòng trừ sâu bệnh, không phải sử dụng thuốc trừ sâu ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Vùng trồng cây đinh lăng lá nhỏ có diện tích 5 ha do đề tài thực hiện là nguồn cây giống cho miền Đông Nam Bộ, góp phần phát triển dược liệu đinh lăng, cung cấp cho các công ty dược phẩm phía Nam sản xuất thuốc, không phải mua dược liệu từ miền Bắc, giúp giảm chi phí vận chuyển và hạ giá thành sản phẩm.

 

LV - CESTI, Theo TC Dược học.

Trở lại      In      Số lần xem: 3641

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD