Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  12
 Số lượt truy cập :  33464367
Nghiên cứu phòng trừ bệnh mốc đen lá hại cà chua vụ mùa mưa tại huyện Chợ Gạo, Tỉnh Tiền Giang

Việc xử lý hóa chất nhiều đã làm giảm lợi nhuận của cây cà chua, đồng thời gây ra những tác động bất lợi đến môi trường và sức khỏe con người, do đó cần có biện phép phòng trừ bệnh mốc đen lá có hiệu quả mà sử dụng ít hóa chất bảo vệ thực vật và làm tăng lợi nhuận cho người trồng cà chua.

Việc xử lý hóa chất nhiều đã làm giảm lợi nhuận của cây cà chua, đồng thời gây ra những tác động bất lợi đến môi trường và sức khỏe con người, do đó cần có biện phép phòng trừ bệnh mốc đen lá có hiệu quả mà sử dụng ít hóa chất bảo vệ thực vật và làm tăng lợi nhuận cho người trồng cà chua.

 

(Ảnh minh họa)

Nghiên cứu phòng trừ bệnh mốc đen lá hại cà chua vụ mua được thục hiện tại huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang từ tháng 4 đến tháng 11 năm 2009. Kết quả cho thấy Daconil 75WP, Trineb 80WP, Dithane M-45 80WP có hiệu lực ức chế nảy mầm của bào tử nấm Pseudocercospora fuligena ở mức trung bình và Antracol zinc không cho thấy hiệu lực. Nghiệm thức phun Olicide 9DD kết hợp với Trineb 80WP có hiệu quả phòng trừ bệnh mốc đen lá tốt nhất, làm tăng năng suất 24,10 tấn/ha và lọi nhuận tăng 91,26 triệu đồng/ha so với đối chứng không phun thuốc. Áp dụng quy trình phòng trừ tổng hợp bệnh mốc đen lá giảm được 2 lần phun thuốc trừ nấm hóa học, 70 kg N/ha/vụ và 200 kg P205/ha/vụ, nhưng không làm giảm năng suất cà chua so với ruộng trồng cà chua của nông dân.

Sau nhiều phương pháp nghiên cứu và thử nghiệm các nhà khoa học ở Viện KHKTNN miền Nam và Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh đã kết luận được rằng:

Các loại thuốc trừ nấm được nông dân huyện Chợ Gạo sử dụng phổ biến trong phòng trừ bệnh mốc đen lá cà chua vụ mùa mưa như Daconil 75WP, Dithane M-45 80WP và Trineb 80WP có hiệu lực ức chế bào tử nấm P. fuligena nảy mầm ở mức trung bình, còn Antracol zinc không có hiệu lực.

Phun Olicide kết hợp với Trineb cho hiệu quả phòng trừ bệnh và hiệu quả kinh tế cao nhất.

Áp dụng quy trình PTTH bệnh mốc đen lá cà chua vụ mùa mưa giảm được 2 lần phun hóa chất trừ nấm bệnh, lợi nhuận tăng 13,82 triệu đồng/ha/vụ so với ruộng phòng trừ theo kinh nghiệm của nông dân.

ntbtra - Canthostnews, Theo Tạp chí NN & PTNT.

Trở lại      In      Số lần xem: 1210

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD