Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  39
 Số lượt truy cập :  34071458
Nghiên cứu sản xuất phân bón hữu cơ từ bã thải hạt Jatropha sau khi ép dầu

Sự bền vững của chuỗi sản xuất cây Jatropha-biodiezel được xác định bởi giá trị của bản thân sản phẩm biodiesel và các sản phẩm phụ từ bã hạt sau khi ép dầu. Với năng suất và chi phí sản xuất hạt Jatropha hiện tại ở nước ta thì người đầu tư trồng không có lời mà lợi nhuận chính sẽ là ở sản phẩm biodiesel và bã hạt chế biến.

Sự bền vững của chuỗi sản xuất cây Jatropha-biodiezel được xác định bởi giá trị của bản thân sản phẩm biodiesel và các sản phẩm phụ từ bã hạt sau khi ép dầu. Với năng suất và chi phí sản xuất hạt Jatropha hiện tại ở nước ta thì người đầu tư trồng không có lời mà lợi nhuận chính sẽ là ở sản phẩm biodiesel và bã hạt chế biến.

 

Bã hạt Jatropha sau khi ép dầu có đầy đủ các thành phần để trở thành sản phẩm phân bón hữu cơ và và là nguồn phân bón hữu cơ tốt cho cây trồng. Công nghệ sản xuất không phức tạp, không đòi hỏi đầu tư lớn và dài hạn cho nghiên cứu vì công nghệ sản xuất các loại phân bón hữu cơ đã được áp dụng rộng rãi trong thực tế. Vấn đề là xác định một số thông số kỹ thuật phù hợp cho sản xuất do nguồn nguyên liệu hữu cơ ban đầu thay đổi (bã hạt Jatropha).

 

CN Lê Thị Xuân Mai cùng các đồng nghiệp đã nghiên cứu thực hiện đề tài “Nghiên cứu sản xuất phân bón hữu cơ từ bã thải hạt Jatropha sau khi ép dầu” để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

 

Đề tài đã thu được những kết luận sau:

-         Bã hạt Jatropha sau khi ép dầu có hàm lượng chất hữu cơ rất cao.

-         Có thể sử dụng bã thải hạt Jatropha sau khi ép dầu sản xuất phân bón hữu cơ.

-         Chủng nấm mốc ký hiệu là A12 (Trichoderma harzianum) phù hợp cho sản xuất phân bón hữu cơ từ bã hạt Jatropha.

-         Quy trình sản xuất phân bón hữu cơ từ bã hạt Jatropha đã được xác định.

-         Đã sản xuất thử nghiệm 1 tấn phân bón hữu cơ từ bã hạt Jatropha.

-         Phân bón hữu cơ Jatropha có hiệu quả cao đối với cây cải xanh và cải ngọt.

 

Có thể tìm đọc toàn bộ Báo cáo KQNC Đề tài (số lưu trữ: 9160 - 2012) tại Cục Thông tin KH&CN Quốc gia.

 

N.K.L  - NASATI.

Trở lại      In      Số lần xem: 1492

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD