Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  24
 Số lượt truy cập :  33357904
Nghiên cứu sử dụng lúa miến làm thức ăn cho gia cầm thay thế cho ngô và lúa mì

Nghiên cứu tại trường Đại học Faisalabad cho thấy rằng mặt hạn chế cơ bản của lúa miến đó là phải giảm lượng tanin khi sử dụng chúng làm thức ăn gia súc. Tuy nhiên, điều đó không lớn như người ta tưởng, đặc biệt là đối với lúa miến trắng với hàm lượng tanin thấp được đề xuất làm thức ăn trong chăn nuôi gia súc.

Nghiên cứu tại trường Đại học Faisalabad cho thấy rằng mặt hạn chế cơ bản của lúa miến đó là phải giảm lượng tanin khi sử dụng chúng làm thức ăn gia súc. Tuy nhiên, điều đó không lớn như người ta tưởng, đặc biệt là đối với lúa miến trắng với hàm lượng tanin thấp được đề xuất làm thức ăn trong chăn nuôi gia súc.

 

Nghiên cứu này được thực hiện bởi Phó giáo sư Hassan Ali, khoa Khoc học chăn nuôi của UAF Sub Campus Toba Tek Singh và giáo sư Sultan Mahmood, khoa Khoa học gia cầm của trường Đại học Nông nghiệp Faisalabad.

Nhu cầu ngũ cốc làm thực phẩm cho người, gia súc và nhiên liệu sinh học tăng mạnh đã khiến giá cả leo thang và tăng cao mức độ bất ổn của thị trường ngũ cốc. Bị thúc đẩy bởi nhu cầu về một nguồn cung ổn định hơn, khoa Khoa học gia cầm của Đại học Nông nghiệp Faisalabad, Pakistan đã tập trung nghiên cứu sâu về cây lúa miến như là một thành thức ăn phần thay thế để thay cho lúa mì và ngô trong sản xuất thức ăn gia súc.

Dễ kiếm và có giá khá thấp là những lý do khiến lúa miến trở thành một nguyên liệu thay thế chủ yếu cho thức ăn gia cầm. Tuy nhiên, vấn đề hiện nay đó là xử lý tanin trong sản phẩm này. Ở một vài giống lúa miến, những giống có hàm lượng tanin cao thì thực sự không thể sử dụng làm thức ăn cho gia cầm được, tuy nhiên có rất nhiều giống có thể sử dụng rất tốt cho mục đích này. Vì vậy, nghiên cứu của trường Đại học Nông nghiệp Faisalabad- Pakistan đã mang tới tương lai cho cây lúa miến. Nghiên cứu đã tiến hành trên 7 giống lúa miến và tiến hành mở rộng thí nghiệm cho thấy rằng, những giống lúa miến có hàm lượng tanin thấp có thể thay thế cho ngô và lúa mì để làm thức ăn cho gia cầm.

Lúa miến (lúa miến hai màu) là một ngũ cốc quan trọng cho người và gia súc trên toàn thế giới. giống lúa miến làm cỏ thức ăn cho gia súc và ngô có chi phí sản xuất và dinh dưỡng tương đương nhau. Vì vậy, yếu tố môi trường là tác nhân quyết định lớn nhất cho việc chọn trồng loại cây nào giữa hay loại cây này. Lúa miến yêu cầu nước ít hơn ngô, vì vậy có thể trồng để thay thế ngô, hơn nữa lúa  miến có năng suất cao hơn ngô ở những vùng có điều kiện thời tiết khô và nóng hơn. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, trong khi ngô đòi hỏi lượng mưa trung bình là 30 inch thì lúa miến chỉ yêu cầu lượng mưa 23 inch. Tuy nhiên, trong điều kiện thời tiết mát hơn thì ngô lại phát triển tốt hơn và có sản lượng cao hơn.

Tổng sản lượng lúa miến năm 2012 vào khoảng 61 triệu tấn, lúa miến đứng thứ 5 trong danh sách những loại ngũ cốc quan trọng sau ngô, lúa mì, lúa gạo và lúa mạch. Ở khu vực châu Á, châu Phi, Nga và trung Mỹ, lúa miến hầu hết được sử dụng làm thực phẩm cho người, trong khi ở Bắc và Nam Mỹ, châu Âu và Ôxtrâylia lại chủ yếu dung loại ngũ cốc này làm thức ăn gia súc.

Một trong những nhân tố chính hạn chế việc sử dụng lúa miến làm thức ăn gia súc đó là sự hiện diện của các nhân tố phi dinh dưỡng, đặc biệt là chất ức chế Trip-xin và tanin. Những ảnh hưởng của chất nin là rất lớn đến dạ dày của động vật như gia cầm, những chất ức chế dinh dưỡng này sẽ làm giảm tỷ lệ sinh trưởng của các loài gia cầm do chúng hạn chế sự hấp thụ các chất dinh dưỡng như protein và hyđrat-cácbon trong dạ dày. Mức độ ảnh hưởng này phụ thuộc vào lượng tanin trong chế độ ăn.
 
NB - Mard, theo Allaboutfeed.
Trở lại      In      Số lần xem: 1951

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD