Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  70
 Số lượt truy cập :  34080474
Nghiên cứu tạo mô sẹo phôi hóa và phôi vô tính từ nuôi cấy noãn ở một số giống cây ăn quả có múi

Mục tiêu nghiên cứu là xây dựng quy trình tạo nguồn mô sẹo phôi hoá, từ đó tạo phôi vô tính và tái sinh cây phục vụ cho nghiên cứu chọn tạo giống không hạt và vật liệu cho nghiên cứu chuyển gien trong tương lai, đề tài do nhóm tác giả thuộc Viện Di truyền Nông nghiệp thực hiện.

Mục tiêu nghiên cứu là xây dựng quy trình tạo nguồn mô sẹo phôi hoá, từ đó tạo phôi vô tính và tái sinh cây phục vụ cho nghiên cứu chọn tạo giống không hạt và vật liệu cho nghiên cứu chuyển gien trong tương lai, đề tài do nhóm tác giả thuộc Viện Di truyền Nông nghiệp thực hiện.

 

Cam Vân Du

Hiện nay, nuôi cấy mộ sẹo phôi hoá (ký hiệu EC - embryogenic callus) là một kỹ thuật cờ bản trong tạo giống cây có múi. Mô sẹo phôi hóa có nguồn gốc từ tế bào phôi tâm (nucellar) được tạo ra từ nuôi cấy noãn của một số giống cây ăn quả có múi như cam Vân Du (C.sinensis), quýt Chum, quýt Đường Canh (C. reticulata) và cam Sành (C. nobilis).

Bầu nhụy và quả non (1 đến 8 tuần sau thụ phấn) được khử trùng và tách noãn trong điều kiện vô trùng. Noãn được tách và đưực nuôi cấy trên môi trường MT có bổ sung kinetin và BAP với các nồng độ khác nhau.

Tỷ lệ tạo mô sẹo phôi hoá từ nuôi cấy noãn và hạt non phụ thuộc vào tuổi quả. Cam Vân Du ở 6 tuần tuổi, cam Sành 2 tuần tuổi, quýt Chum và quýt Đường Canh ở tuần tuổi 1,7 và 8 cho tỷ lệ tạo mô sẹo phôi hoá cao nhất. Đối vói noãn chưa qua thụ phấn chưa thu được dạng mô sẹo phôi hoá.

Môi trường thích hợp cho tạo mô sẹo phôi hoá là môi trường MT bổ sung malt extract 500 mg/1, đường 5%, thạch 5 g/l và BAP với nồng độ khác nhau ở các giống khác nhau. Với cam Vân Du tỷ lệ tạo mô sẹo phôi hoá đạt cao nhất ở nồng độ 2,0 mg/1, cam Sành 2,0 mg/1, quýt Chum 1,0 mg/1 và quýt Đường Canh 0,5 mg/1.

Nuôi cấy trên môi trường lỏng lắc cho thấy môi trường MT bổ sung malt extract 500 mg/1, đường 3% và BAP thích hợp với nhân nhanh sinh khối mô sẹo phôi hoá. Tuy nhiên các giống khác nhau thích hợp với các nồng độ khác nhau của BAP.

Mô sẹo phôi hoá có xu hướng tạo phôi vô tính trên môi trường có hàm lượng BAP thấp. Trên môi trường có BAP nồng độ cao hơn các phôi có xu hướng phát triển không bình thường.

Phôi vô tính với lá mầm phát triển nảy mầm thành cây con khoẻ mạnh khi được nuôi cấy trên môi trường MS không có chất điều hoà sinh trưởng.

Ng.Cac - Canthostnews theo Tạp chí NN&PTNT.

Trở lại      In      Số lần xem: 2496

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD