Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  52
 Số lượt truy cập :  34088850
Nghiên cứu tìm giải pháp kiểm soát bệnh sọc vằn nâu ở khoai tây

Tại Wapato, Washington, Rodney Cooper - nhà côn trùng học của Cơ quan Nghiên cứu nông nghiệp (ARS) trực thuộc USDA đang sử dụng kẹp đầu cứng và kính hiển vi huỳnh quang để giải phẫu các cơ quan và các mô của rầy hại khoai tây - một loại côn trùng nhỏ, giống như ve sầu có thể truyền vi khuẩn Candidatus Liberibacter solanacearum, nguyên nhân gây bệnh sọc vằn nâu (zebra chip) ở khoai tây.

Tại Wapato, Washington, Rodney Cooper - nhà côn trùng học của Cơ quan Nghiên cứu nông nghiệp (ARS) trực thuộc USDA đang sử dụng kẹp đầu cứng và kính hiển vi huỳnh quang để giải phẫu các cơ quan và các mô của rầy hại khoai tây - một loại côn trùng nhỏ, giống như ve sầu có thể truyền vi khuẩn Candidatus Liberibacter solanacearum, nguyên nhân gây bệnh sọc vằn nâu (zebra chip) ở khoai tây.

 

Cooper kết hợp các quy trình này với các marker di truyền huỳnh quang để tìm hiểu vị trí và cách thức vi khuẩn Liberibacter tồn tại được trong những con rầy hại khoai tây này, từ thời điểm nó được côn trùng ăn vào ruột đến thời điểm nó tiêm nhiễm sang các cây trồng mới. Thông tin này rất quan trọng trên nhiều mặt: từ cải thiện các thiết kế thí nghiệm và giải thích dữ liệu tốt hơn đến việc ra quyết định chính xác hơn về biện pháp phát hiện, kiểm soát, ngăn chặn bệnh sọc vằn nâu tốt nhất.
 
 
Cooper hiện đang công tác tại Đơn vị Nghiên cứu Côn trùng rau quả trực thuộc ARS ở Wapato. Bệnh sọc vằn nâu được lấy tên từ dải màu tối bên trong củ. Dải này đặc biệt dễ nhận thấy sau khi khoai tây được cắt và chiên lên. Các triệu chứng khác bao gồm xoăn lá và đổi màu mô. Bệnh sọc vằn nâu không gây nguy hiểm cho người tiêu dùng, nhưng nó làm cho củ dúm dó và có thể không bán được. Sau khi giải phẫu một mẫu rầy trong phòng thí nghiệm, Cooper hướng đến các cơ quan và các mô cắt bỏ để thăm dò phát sáng màu xanh lá cây nếu bệnh xuất hiện. Sử dụng phương pháp kính hiển vi hỗ trợ này, Cooper và đồng nghiệp của ông đã quan sát vi khuẩn Liberibacter tại bốn vị trí trong cơ thể rầy: ruột, huyết bạch huyết, buồng khuẩn - bacteriomes (các cơ quan mà tại đó vi khuẩn cộng sinh trú ngụ), và tuyến nước bọt.
 
Phương pháp kiểm soát bệnh quan trọng này có liên quan đến việc phun thuốc trừ sâu cho cây khoai tây. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu hiện đang tìm kiếm các biện pháp tiếp cận mới bền vững hơn cho người trồng khoai tây, cụ thể là các giống kháng. Thông tin từ giải phẫu rầy của Cooper có thể cũng tạo ra một quy trình nhắm mục tiêu trực tiếp đến vi khuẩn Liberibacter. Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Nghiên cứu nông nghiệp, số ra tháng 5-6 năm 2014.
 
M.T. - Mard, Theo Sciencedaily.
Trở lại      In      Số lần xem: 1076

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD