Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  62
 Số lượt truy cập :  34081271
Nghiên cứu trường hợp cụ thể giúp giảm phát thải khí mê-tan của gia súc

Một dự án nghiên cứu mới đây đang xem xét khả năng thích ứng của quá trình quản lý chăn nuôi gia súc và lựa chọn để giảm phát thải khí nhà kính do chúng gây ra. Bạn có thể cho rằng biến đổi khí hậu là do đốt dầu, than và khí gây ra. Nhưng chúng không xảy ra quá nhanh như vậy! Phát thải khí mê-tan của gia súc là yếu tố quan trọng đáng ngạc nhiên

Một dự án nghiên cứu mới đây đang xem xét khả năng thích ứng của quá trình quản lý chăn nuôi gia súc và lựa chọn để giảm phát thải khí nhà kính do chúng gây ra.

 

Bạn có thể cho rằng biến đổi khí hậu là do đốt dầu, than và khí gây ra. Nhưng chúng không xảy ra quá nhanh như vậy! Phát thải khí mê-tan của gia súc là yếu tố quan trọng đáng ngạc nhiên. Khí mê-tan do những con bò phát thải ra là một loại khí nhà kính mạnh hơn 25 lần các-bon đi-ô-xít - chiếm 20% lượng khí thải nhà kính từ nông nghiệp, tương đương khoảng 1% lượng khí thải của tất cả các khí nhà kính do con người gây ra, Phil Garnsworthy - Giáo sư về Chăn nuôi bò sữa tại trường Đại học Nottingham, Anh cho biết. Ông cũng là một trong những nhà khoa học của một dự án nghiên cứu do EU tài trợ, có tên gọi là Ruminomics, dự án nghiên cứu áp dụng khoa học tiên tiến vào việc giảm phát thải khí nhà kính từ gia súc.

Garnsworthy – nhà nghiên cứu chủ chốt của dự án cho biết: “Gia súc khác nhau về lượng mê-tan mà dạ dày của chúng tạo ra. Do đó, có thể tưởng tượng được rằng một đàn bò sữa sản xuất cùng một khối lượng sữa tương tự có phát thải khí nhà kính ở mức thấp hơn. Ngoài ra, chế độ ăn khác nhau có nghĩa là những con bò có thể sản sinh ra cùng một lượng sữa với lượng khí thải thấp hơn. Có thể tưởng tượng rằng việc cắt giảm 1/5 phát thải từ gia súc nhờ sử dụng phương pháp kết hợp mà qua đó bạn sẽ nhân giống từ những con gia súc có lượng phát thải thấp và từ việc thay đổi chế độ ăn của chúng”.

Giống di truyền khác nhau ở bò sẽ phát thải ra một lượng mê-tan khác nhau. Có ba vấn đề ở đây là: chế độ ăn, di truyền và vi sinh trong dạ cỏ của bò. Các nhà nghiên cứu cho rằng di truyền học động vật cũng có thể ảnh hưởng đến vi sinh đường ruột của chúng. Tuy nhiên, liên kết này vẫn chưa được chứng minh và các nhà nghiên cứu vẫn đang trong giai đoạn thu thập dữ liệu để chứng minh cho điều đó, Lorenzo Morelli – nhà vi trùng học, trưởng khoa Nông nghiệp tại trường Đại học Công giáo Thánh Tâm ở Piacenza, Ý giải thích.

Cho đến nay, ngành chăn nuôi gia súc của châu Âu chủ yếu quan tâm tới việc cải thiện các khía cạnh của ngành chăn nuôi như khả năng sinh sản và hình dáng tổng thể của chúng. Nhưng Morelli cho rằng thị trường sẽ sớm bổ sung thêm tiêu chí phát thải khí mê-tan thấp vào danh sách các đặc điểm mong muốn của gia súc. Một đàn phát thải ít khí mê-tan có thể sẽ hiệu quả hơn. Khí mê-tan là năng lượng bị mất đi có thể xâm nhập vào quá trình sản xuất sữa. Vì vậy, nếu chúng ta có thể tìm thấy sự phối trộn chính xác về di truyền, chúng ta có thể tìm ra những con bò ít gây ô nhiễm hơn, cho năng suất cao hơn, và có lợi hơn cho người chăn nuôi, Morelli cho biết.

Các chuyên gia độc lập đồng ý rằng khí thải mê-tan thực sự có thể giảm được, chủ yếu thông qua việc chọn lọc. Vấn đề mà các nhà nghiên cứu đang xem xét là một vấn đề rất quan trọng, nhưng ông tin rằng sản xuất ra khí mê-tan [từ nguồn này] có thể giảm 10% trong vòng 10-15 năm, Yvette de Haas - nhà khoa học cao cấp về khoa học động vật tại trường Đại học Wageningen và Trung tâm Nghiên cứu ở Hà Lan nhận xét. Chế độ ăn thay đổi sẽ ảnh hưởng đến sản xuất khí mê-tan trực tiếp, nhưng kiểu gien tốt hơn cùng với chế độ ăn tốt hơn sẽ tạo ra một sức mạnh tổng hợp mạnh mẽ [cho lượng khí thải thấp hơn]. Về lâu dài, kiểu gien tốt hơn sẽ có nghĩa là chi phí thấp hơn nếu chế độ ăn đặc biệt là không cần thiết.

Nhưng Garnsworthy cảnh báo rằng, dự án cần thực hiện trong 2 năm này không hề đơn giản. Bò có một dạ cỏ và có một dạ dày, kết quả là, hệ thống tiêu hóa của chúng phức tạp và khó hiểu hơn chúng ta.
 
M.T. - Mard, Theo Sciencedaily.
Trở lại      In      Số lần xem: 1148

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD